Thiệt hại do thiếu điện: thống kê không kể xiết!
02:40' 16/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Cho đến nay hiện tượng thiếu điện trên miền Bắc đã được đẩy lùi, nhưng qua các phân tích thì thấy hậu quả để lại thật lớn.

50 tỷ đồng/ngày hay 1000 tỷ đồng/giờ?

Ông Hoàng Trung Hải - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp - cho biết, với mức thiếu lên đến 6-7 triệu KWh điện như tại các tỉnh miền Bắc vừa qua, thiệt hại kinh tế sẽ vào khoảng 3-3,5 triệu USD/ngày (khoảng hơn 45 - 53 tỉ đồng).

Nhưng cách tính thiệt hại như trên, theo một số nhà kinh tế, thật ra rất chung chung và không bao quát hết những hậu quả do thiếu điện gây ra.

Soạn: AM 444059 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhiều DN gặp khó khăn trong sản xuất do thiếu điện.(Ảnh minh hoạ)

Theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng, thiệt hại do thiếu điện không tính được bằng tiền. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngành công nghiệp chiếm khoảng 49% tổng GDP cả nước, chỉ cần mất điện một giờ, mức thiệt hại cũng có thể vượt quá con số 1.000 tỉ đồng. Các ngành công nghệ cao hoàn toàn tê liệt khi thiếu điện, điện được cung cấp ổn định là một trong những yếu tố được quan tâm nhất đối với đầu tư nước ngoài. Do điện là yếu tố then chốt của sản xuất, nhiều nước trên thế giới không còn tính toán thiệt hại do mất điện theo đơn vị giờ mà là đơn vị phút.  

Nhiều nhà doanh nghiệp rất  đồng tình với ý kiến của ông Trần Viết Ngãi. Cho đến nay hiện tượng thiếu điện trên miền Bắc đã được đẩy lùi, nhưng qua các phân tích thì thấy hậu quả để lại thật lớn.

Nhập siêu sẽ tăng?

Ông Hoàng Văn Tòng, Phó tổng giám đốc công ty Gang thép Thái Nguyên cho biết trong những ngày  thiếu điện vừa qua, sản lượng phôi của công ty giảm 50%. Bình quân, 1 tháng các lò điện của công ty sản xuất được 28.000tấn phôi, phục vụ cho cán thép, nhưng do thiếu điện, nên tháng 5 sản lượng phôi chỉ đạt 15.000 tấn, thép phế mua về để chất đống. Điều đáng nói là các lò điện luôn hoạt động hết công suất, nên từ nay đến cuối năm sẽ không thể tăng sản lượng để bù đắp vào số  phôi bị thiếu hụt kia được, vì vậy chắc chắn phải nhập khẩu thêm khoảng 15.000 tấn phôi thay thế. Như vậy, công ty sẽ bị thiệt hại. 

Với giá phôi nhập khẩu hiện nay là 350 USD/tấn, công ty này phải vay ngân hàng khoảng  5 triệu USD để nhập khẩu số phôi thép này, phải trả lãi ngân hàng. Bên cạnh đó nếu giá phôi thép sản xuất trong nước chỉ khoảng 300 USD/tấn, thì nhập khẩu  phải mất thêm 50 USD/tấn nữa, như vậy thiệt hại mất gần 1 triệu USD...

Công ty thép Hoà Phát có 2 lò điện công suất 20 tấn/lò ( sản lượng khoảng 14.000tấn/tháng)  cũng phải ngừng hoạt động hoàn toàn 1 tháng nay do thiếu điện, lượng phôi thép  nhập thay thế  và thiệt hại tương đương như công ty Gang thép Thái Nguyên.

Một số nhà kinh tế khi biết thông tin này đã dự báo nhập khẩu của Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ tăng. Bởi vì không phải chỉ Gang thép Thái Nguyên và thép Hoà Phát mới bị như vậy. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất mà công suất đã ở mức tới hạn như xi măng (khâu sản xuất clinke), giấy... cũng trong tình trạng tương tự. Lượng nguyên liệu cho sản xuất  và hàng hoá cho tiêu dùng trong nước tự sản xuất được bị thiếu hụt do mất điện tất yếu phải nhập khẩu để bù vào, như vậy sẽ làm tăng thâm hụt cán cân thương mại, cũng như phải mất vào đấy 1 khối lượng không nhỏ ngoại tệ mạnh nữa.

Các DN thực phẩm lo mất uy tín

Theo Ông Yap, giám đốc kinh doanh của công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây (sản xuất bia Tiger, Heineken), thì việc mất điện thường xuyên với nhà máy trong thời gian qua, mà hầu như không được thông báo trước, đã làm cho tuổi thọ các trang, thiết bị sản xuất suy giảm. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng theo.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm cũng rất lo ngại về vấn đề này. Ngành chế biến thực phẩm có đặc thù riêng không như các mặt hàng khác, mất điện thì ngừng sản xuất, khi nào có lại tiếp tục. Với chế biến bia, bánh kẹo, thịt, cá... nếu mất điện trong lúc đang sản xuất, sau đó vài tiếng mới có lại là chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng ngay lập tức. Những sản phẩm này khi đưa ra thị trường rất dễ bị mất uy tín. Người tiêu dùng đâu cần biết mất điện hay không, chỉ căn cứ vào chất lượng, thương hiệu để quyết định mua hàng, nếu chất lượng kém chắc cắn khó có lần sau quay lại. Như vậy thương hiệu sẽ bị mất uy tín.

Đầu tư nước ngoài chắc chắn bị ảnh hưởng

Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong những ngày mất điện đã được ưu tiên đặc biệt. Chẳng hạn như công ty Toyota Vietnam, được đảm bảo đầy đủ điện cho sản xuất, tuy vậy vẫn phải nghỉ mất 2 ngày do thiếu nước. Điện thì có đủ, nhưng các nhà máy nước lại bị mất điện nên không thể cung cấp nước cho khách hàng, vì thế mà Toyota thiếu nước cho sản xuất.

Ông Yap cho rằng rất không lấy làm hài lòng khi bị thiếu điện phục vụ cho sản xuất. Điều này cứ tiếp diễn dài dài sẽ ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vì điện, nước là cơ sở hạ tầng, là yếu tố được xem xét để tính đến sự ổn định trong sản xuất.

Nhưng phân tích của một số nhà kinh tế lại khác, họ cho rằng không cứ thiếu điện dài dài, mà chỉ cần mấy ngày như vừa qua là đã ảnh hưởng ngay đến đầu tư nước ngoài rồi. Qua việc thiếu điện người ta đã nhận ra hiện tượng đầu tư cho nguồn điện tại Việt Nam bị mất cân đối. Đến 50% lượng điện phụ thuộc vào thuỷ điện thì cứ hạn hán là thiếu điện, mà việc đầu tư để có nguồn điện cân đối, hợp lý không thể  là chuyện một sớm, một chiều được, phải về lâu về dài. Chắc chắn những nhà đầu tư sẽ xem xét kỹ chuyện này trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Và đương nhiên như vậy cũng được coi là  thiệt hại, nhưng không thể tính toán được bằng con số cụ thể.

Đã có  ý kiến cho rằng những thiệt hại trong sản xuất do thiếu điện, ngành điện phải có trách nhiệm bồi thường, không chỉ xin lỗi khách hàng là xong mọi chuyện. Nhưng giả sử có bồi thường thì cũng chỉ làm được với những con số cụ thể, còn những thứ không tính được thành tiền thì sẽ như thế nào đây?

  • Trần Thuỷ

>> Phải tự do hoá thị trường điện

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Mỹ thiệt hại 30 tỷ USD mỗi ngày do mất điện
Ký túc xá những đêm mất điện
Nháo nhác như công sở… mất điện
Moscow tê liệt vì mất điện
Hà thành mất điện ký sự
CÁC TIN KHÁC:
Chính phủ không đồng ý hạ thuế nhập phôi thép (15/06/2005)
Báo động đối với gạo đặc sản Việt Nam (15/06/2005)
Cung vượt cầu, giá hạt tiêu tiếp tục giảm (15/06/2005)
Cá tra, basa tồn đọng: Người nuôi có nguy cơ phá sản (15/06/2005)
Làm sao để không thiếu urê? (15/06/2005)
Cá nước ngọt Việt Nam đã có người đỡ đầu (14/06/2005)
Lúa sạch giá cao: mô hình nông nghiệp mới (13/06/2005)
Vải thiều được giá nhưng mất mùa! (13/06/2005)
35 tỷ đồng phát triển thủy sản miền núi phía Bắc (09/06/2005)
Bao giờ nông dân và DN “ngồi cùng thuyền”!? (08/06/2005)
Trái cây VN thua trên sân nhà, vì sao? (08/06/2005)
"Mỗi làng một nghề" liệu có dẫn đến loạn nghề? (08/06/2005)
Tìm hướng đi cho... xuất khẩu phụ tùng ôtô VN (07/06/2005)
Sẽ đầu tư sản xuất lắp ráp ôtô tại Hà Tây (07/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang