Vải thiều được giá nhưng mất mùa!
14:54' 13/06/2005 (GMT+7)

Hầu hết các hộ trồng vải đều cho biết: Sản lượng năm nay chỉ bằng 1/3 năm trước. Trong khi đó, giá vải tại vườn từ 7.000-8.000 đ/kg, tăng gấp 3–4 lần vụ năm 2004.

Sản lượng giảm mạnh, giá tăng gấp ba

Soạn: AM 440431 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá vải thiều tăng gấp 3-4 lần năm trước.

Nhiều hộ trồng vải ở Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam... than: Cả vườn vải rộng vài mẫu với hàng trăm cây mà không thu nổi lấy vài cân. Năm ngoái cũng vườn này thu được vài tấn.

Lúc vải ra hoa rồi đậu quả ai cũng ngỡ rằng nay sẽ được mùa lớn, vậy mà chỉ sau đợt nắng nóng vừa rồi vải rụng xanh gốc mà không làm cách nào cứu vãn được.

Ngày 12/5/2005, tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), số lượng vải tập trung tại đây không nhiều. Các thương lái cho biết, những ngày gần đây giá vải giao dịch tại chợ tăng nhanh.

Hiện, tại đây vải bán sỉ có giá từ 7.000 đồng đến 8.000 đồng/1 kg (tuỳ theo từng loại vải). Tại các quầy bán lẻ hoa quả ở các chợ Hôm, chợ Mơ, chợ Đồng Xuân... vải được bán lẻ khá đắt với giá từ 10.000 đồng/1kg – 12.000 đồng/kg.

Năm trước một cân vải bình quân cũng được 2.500 đồng năm nay mất trắng. Nhiều hộ đã vay vốn ngân hàng để đầu tư phân bón… nay không biết làm thế nào để trả nợ.

Tại Lục Ngạn- vùng vải thiều lớn nhất về diện tích, ngon nhất về chất lượng tuy số hộ mất trắng ít hơn các huyện khác nhưng sản lượng cũng giảm nhiều.

Ông Đỗ Xuân Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho rằng: Năm nay toàn huyện chỉ đạt từ 30-35 nghìn tấn, giảm một nửa so với sản lượng năm 2004.

Thế nhưng theo chúng tôi con số thực tế có lẽ còn giảm hơn thế bởi đi hàng chục hộ thì hầu hết các hộ đều cho biết: Giỏi lắm sản lượng chỉ bằng 1/3 năm trước, nhiều hộ chỉ thu được 5 tạ trong khi cũng diện tích này năm 2004 phải được tới 5 tấn.

Mất mùa nhưng việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn trước. Chị Hoà ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn nói: “Nhà trồng hơn 1 mẫu vải năm nay mất mùa nên chỉ được khoảng hơn 1 tấn, giảm hơn 1 nửa so với năm ngoái nhưng giá lại cao gấp hơn 3 lần. Thế cũng mừng anh ạ, chỉ sợ mất trắng thôi!”. 

Giá vải đầu vụ phổ biến từ 7-10 nghìn/kg, tùy theo chất lượng vải…

Lò sấy sẽ không nóng?

Trên các điểm cân vải mà chúng tôi qua đều thấy hình ảnh khác lạ so với những năm trước: Vụ vải trước người bán phải chở vải ra chợ Kim, Chũ, Nghĩa Hồ và xếp hàng để được cân thì nay nhiều điểm cân được đặt tại thôn, xóm và cứ thấy người chở vải đi bán là chặn mua.

Hàng trăm xe lạnh, trọng tải lớn nằm chờ vải để mang về Hà Nội, TP HCM và thị trường Campuchia, Trung Quốc (TQ)… đã phải “ăn chực, nằm chờ” nhưng cũng không đủ hàng.

Ông Dương Trọng Tài - Giám đốc Sở Thương mại & Du lịch Bắc Giang nhận định: “Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ngành nên chưa có bao giờ các điều kiện để tiêu thụ vải lại thuận lợi như năm nay.

Sau khi đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Côn Minh (TQ) một số thương nhân thuộc Hiệp hội rau quả của thành phố này đã cam kết sẽ tiêu thụ khoảng 10 nghìn tấn vải tươi.

Ngoài ra chúng tôi được biết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận với Malaysia tiêu thụ 50 nghìn tấn vải quả tươi…Vụ vải này sản lượng thấp nên cung có thể không đủ cầu nhưng là tiền đề quan trọng cho những mùa sau”.

Đến nay, thời điểm thu hoạch vải chính vụ đã bắt đầu nhưng hàng nghìn lò sấy của huyện Lục Ngạn vẫn chưa có cơ hội nhen lửa.

Nhiều người nhận định với sản lượng thấp lại có nhiều thị trường mới và nhất là việc mang vải thiều tươi sang thị trường TQ thuận lợi hơn nhiều nên năm nay sẽ có rất ít lò sấy phải hoạt động.

Các kho lạnh để dự trữ vải bán cuối vụ cũng vậy. Đó là điều đáng mừng!  

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
35 tỷ đồng phát triển thủy sản miền núi phía Bắc (09/06/2005)
Bao giờ nông dân và DN “ngồi cùng thuyền”!? (08/06/2005)
Trái cây VN thua trên sân nhà, vì sao? (08/06/2005)
"Mỗi làng một nghề" liệu có dẫn đến loạn nghề? (08/06/2005)
Tìm hướng đi cho... xuất khẩu phụ tùng ôtô VN (07/06/2005)
Sẽ đầu tư sản xuất lắp ráp ôtô tại Hà Tây (07/06/2005)
Thiếu tre nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu (07/06/2005)
Sa Pa trồng hoa công nghiệp (02/06/2005)
Ưu đãi cho nuôi thủy sản trên biển và hải đảo (02/06/2005)
Không được xuất khẩu quá 3,8 triệu tấn gạo (02/06/2005)
80% cơ sở ngành nghề nông thôn đói vốn (01/06/2005)
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng mạnh (31/05/2005)
Đầu tư 400 triệu USD XD nhà máy phân đạm Ninh Bình (30/05/2005)
Tìm cơ chế đẩy mạnh XK tôm vào Mỹ (26/05/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang