WTO đe doạ sinh kế của nông dân các nước nghèo
05:50' 13/04/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Gia nhập WTO, các nước giàu đang ép các nước nghèo mở cửa thị trường rồi bán phá giá nông sản thừa, phá hoại sinh kế của nông dân nghèo. Đây là lời cảnh báo từ Tổ chức Oxfam tại báo cáo Kicking Down the Door (Đạp đổ cánh cửa), công bố hôm 12/4.

Gia nhập WTO, sinh kế nông dân các nước nghèo đang bị đe dọa.

Động thái này cũng có thể làm tăng tính chất dễ tổn thương, tàn phá cộng đồng nông dân, đe dọa an ninh lương thực và đẩy hàng triệu người chìm sâu hơn vào cảnh đói nghèo.

Báo cáo nhấn mạnh, các nước nghèo được hứa hẹn là các loại lương thực có tầm quan trọng sống còn sẽ được WTO miễn không phải cắt giảm thuế, nhưng nay các nước giàu đang tìm cách phủi sạch lời cam kết. Chẳng hạn như Hoa Kỳ đã tuyên bố chỉ có thể chấp nhận “một số rất ít” trường hợp được miễn không phải giảm thuế. Thương mại lúa gạo thế giới cho thấy nông dân nghèo đang đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng.

Mỗi năm Hoa Kỳ chi 1,3 tỷ USD trợ cấp cho một vụ canh tác lúa trị giá 1,8 tỷ USD. Những trợ cấp đó cho phép bán phá giá 4,7 triệu tấn gạo trên thị trường thế giới, với giá thấp hơn 34% chi phí sản xuất, gây phương hại cho các nước nghèo như Haiti, Gana và Honduras. Các nước đang phát triển cần được phép vận dụng những chính sách cho phép họ phát triển được lĩnh vực nông nghiệp còn rất dễ bị tổn thương.

Phil Bloomer, người đứng đầu cuộc vận động của Oxfam quốc tế Hãy làm cho thương mại được công bằng (Make Trade Fair) cho rằng, “đây là một ví dụ về những luật lệ được dàn xếp và các tiêu chuẩn kép thô bạo nhất. Các nước giàu đòi các nước nghèo phải hạ thấp rào cản đối với thương mại, nhưng đồng thời họ lại trợ cấp ồ ạt sản xuất thừa và bán phá giá. Những động cơ vị kỷ của họ như vậy là đã quá rõ ràng".        

Thóc gạo của Hoa Kỳ sẽ không thể cạnh tranh nổi nếu không có trợ cấp ồ ạt của Nhà nước. "Thật vô cùng khiếm nhã khi các nước nghèo buộc phải cạnh tranh với Hoa Kỳ. Tệ hại hơn, họ còn không có cơ hội tự bảo vệ trước tình trạng bán phá giá”, báo cáo viết. Nếu các nước giàu ở vào thế thượng phong tại WTO thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nicaragua và Ai Cập nằm trong số 13 nước đang phát triển buộc phải cắt thuế đánh vào mặt hàng gạo và sẽ trở nên dễ tổn thương trước hàng nhập khẩu rẻ tiền. Trong lúc đó, ngành sản xuất thóc gạo Hoa Kỳ sẽ được lợi nhờ tiếp cận nhiều hơn thị trường của các nước nghèo.

Lợi nhuận của Riceland Foods, Arkansas, Hoa Kỳ - nhà máy xay xát lớn nhất thế giới - đã tăng 123 triệu USD từ năm 2002 đến 2003, phần lớn là nhờ tăng được 50% xuất khẩu, đa phần là sang Haiti, nơi từ năm 1995 đã bị buộc phải giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống chỉ còn 5% dưới sức ép của IMF. Kết quả là nhập khẩu gạo của Haiti đã tăng 150% trong vòng 9 năm và ngày nay, cứ ba trong số bốn bát cơm người Haiti ăn là từ Hoa Kỳ. Sinh kế của nông dân nước này bị tàn phá và những vùng trồng lúa hiện nay trở nên những vùng thiếu dinh dưỡng, nghèo đói nhất đất nước.

Gạo không phải là mặt hàng duy nhất bị đe dọa bởi những đề xuất của WTO. Oxfam ước tính, các nước đang phát triển có nguy cơ phải cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng khác, như gia cầm (18 nước), sữa bột (14 nước), đường (13 nước), đậu nành (13 nước), ngô (7 nước) và bột mì (6 nước).  

Vượt ra ngoài WTO, các nước giàu còn tiếp tục sử dụng Ngân hàng Thế giới, IMF và các hiệp định thương mại khu vực để ép các nước đang phát triển mở cửa thị trường sớm hơn. Tình hình càng xấu hơn khi các nước giàu đã cắt giảm hơn 2/3 viện trợ nông nghiệp cho các nước nghèo trong 18 năm qua.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu cá tra, basa phải đúng tên sản phẩm (11/04/2005)
Khánh thành 5 nhà máy tại trung tâm điện lực Phú Mỹ (10/04/2005)
TQ bỏ hỗ trợ xuất khẩu thép, VN khó nhập phôi (08/04/2005)
Tốc độ tăng trưởng sản phẩm công nghiệp thấp (08/04/2005)
Phân bón tăng giá nhưng không "sốt" (07/04/2005)
SEAFDEC giúp VN phát triển nghề cá bền vững (06/04/2005)
Cần Quỹ đầu tư mạo hiểm đểđổi mới công nghệ dệt may (03/03/2005)
Giá thép sẽ lại tăng? (17/02/2005)
Khẳng định tàu thuỷ "made in Viet Nam" (11/02/2005)
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng cao (07/02/2005)
Xuất khẩu điều tăng nhưng tiêu thụ nội địa vẫn ... ngỏ (31/01/2005)
TP.HCM làm gì để trở thành “cường quốc" cá sấu? (26/01/2005)
Có thể thiếu 300.000 tấn phân urê cho vụ xuân (24/01/2005)
Khuyến khích DN xuất khẩu gạo cao cấp (13/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang