Cần Quỹ đầu tư mạo hiểm đểđổi mới công nghệ dệt may
16:58' 03/03/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đây là một trong những khuyến nghị vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra sáng 3/3 sau khi khảo sát tình hình đổi mới công nghệ 100 DN dệt may và hóa chất tại Hà Nội và TP.HCM. 

Công nghệ của ngành dệt VN quá lạc hậu với thế giới. Ảnh: Nguyên Vũ.

Theo báo cáo này, ngành dệt hiện có tốc độ đổi mới công nghệ rất chậm, đến nay mới đổi mới được 30-35%. Nhiều thiết bị kéo sợi của Trung Quốc, Ấn Độ từ những năm 1970-1975 vẫn còn tồn tại, chưa kể có những máy dệt đã có từ cách đây 100 năm hiện vẫn được sử dụng. Các thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sỹ, Italia, Pháp... mới chiếm khoảng 30-35%. Thực tế này dẫn đến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, chỉ bằng 30% Trung Quốc . 

Cụ thể, với thiết bị kéo sợi, ngành dệt có 1,05 triệu cọc sợi thì trong đó chỉ có 10 vạn cọc là đầu tư mới, số cọc còn lại hầu hết đã sử dụng 10 năm, thậm chí 20 năm. Với máy dệt, tình trạng cũng tương tự, chỉ khoảng 20% là máy mới, số còn lại phải cải tạo hay thanh lý. Với thiết bị nhuộm, hoàn tất thì chỉ có 15% là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Đây cũng là hiện trạng chung của ngành hóa chất khi công nghệ lạc hậu, tiêu hao vật chất cao, hiệu quả sản xuất kém và ít có khả năng xuất khẩu. Công nghệ gia công chế biến còn chiếm tỷ lệ cao, công nghệ hiện đại thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ví dụ, trong lĩnh vực hóa chất bảo vệ thực vật có 42 cơ sở sản xuất thì tới 38 cơ sở chỉ giữ vai trò gia công phối trộn, đóng gói. 

Một trong những kiến nghị thu thập được trong quá trình khảo sát là các DN  phần lớn đều muốn đổi mới công nghệ nhưng thiếu vốn. Mặt khác, tới 70% DN được khảo sát cũng cho rằng họ thiếu thông tin công nghệ và thị trường. Quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ lại phức tạp và quá kéo dài. Ngoài ra là e ngại với rủi ro đầu tư. Ông Đặng Xuân Ngọc, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Mitsu Vina (chuyên sản xuất phân bón) cho biết, một thực tế chung hiện nay là để tạo ra một sản phẩm mới, công ty tốn nhiều thời gian và chi phí cho nghiên cứu khảo nghiệm, nhưng khi đưa ra sản xuất đại trà thì có thể bị các DN khác ''chôm'' ngay. ''Dĩ nhiên, chúng tôi có đăng ký độc quyền công thức của mình, nhưng thực tế chỉ cần sửa công thức một chút là lách được luật''. 

Để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong DN nhanh hơn, một trong những khuyến nghị quan trọng được bản báo cáo đưa ra là Nhà nước cần sớm cho ra đời quỹ ''Đầu tư mạo hiểm'' để hỗ trợ cho các DN đầu tư vào công nghệ mới, nhưng có độ rủi ro cao. Trong thực tế, khi các DN có nhu cầu và phát hiện ra tiềm năng thị trường có thể khai thác được thì ý tưởng đổi mới công nghệ sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, ý tưởng đổi mới công nghệ không phải lúc nào cũng có thể chắc chắn đạt được hiệu quả sau đầu tư. Đã khó khăn về vốn lại có thể phải chịu rủi ro trong đầu tư là một trong những nguyên nhân làm DN lo ngại và là lý do cản trở đổi mới. Vì vậy, cần ra đời sớm Quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp DN vượt qua được trở ngại này.

  • Phương Thanh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá thép sẽ lại tăng? (17/02/2005)
Khẳng định tàu thuỷ "made in Viet Nam" (11/02/2005)
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng cao (07/02/2005)
Xuất khẩu điều tăng nhưng tiêu thụ nội địa vẫn ... ngỏ (31/01/2005)
TP.HCM làm gì để trở thành “cường quốc" cá sấu? (26/01/2005)
Có thể thiếu 300.000 tấn phân urê cho vụ xuân (24/01/2005)
Khuyến khích DN xuất khẩu gạo cao cấp (13/01/2005)
Nông dân chưa quen làm ăn theo hợp đồng (13/01/2005)
Ký hợp đồng dự án đại lộ Đông - Tây Sài Gòn (12/01/2005)
Xuất khẩu 320.000 tấn gạo vào Philippines (12/01/2005)
Yamaha sẽ sản xuất phụ tùng tại Việt Nam (12/01/2005)
Vụ kiện tôm: Quyết định cuối cùng của USITC (08/01/2005)
300.000 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội 2005 (06/01/2005)
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng mạnh (06/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang