Xuất khẩu cà phê trong tương lai với giá hiện tại
11:53' 22/12/2004 (GMT+7)
Soạn: AM 226755 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
v

Nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê, việc tham gia thị trường kỳ hạn được xem là giải pháp quan trọng. Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam (Vicofa), đã có những ý kiến trao đổi xung quanh việc chuẩn bị tham gia thị trường này.

Phóng viên: Thưa ông, xuất khẩu cà phê với thị trường kỳ hạn sẽ có lợi điểm gì?

Ông Vân Thành Huy: Cà phê Việt Nam đã có từ lâu và những năm gần đây nổi tiếng về năng suất và sản lượng trên toàn thế giới, nhưng nói về thị trường kỳ hạn giao dịch cà phê thì còn rất mới mẻ. Có lẽ từ sau hội nghị cà phê toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam vào ngày 22/6/2004 do Bộ Thương mại tổ chức chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến thị trường kỳ hạn (Futures Market). Tức là mua bán hàng hóa sẽ được giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tương lai theo giá thỏa thuận hiện tại.

Chúng ta cũng đã biết rằng: Giá cà phê nhân tăng hay giảm thất thường là do tác động của nhiều yếu tố, hoặc một trong những yếu tố sau: cung - cầu.

Vì vậy, có thể khẳng định để hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán trên thị trường, việc tham gia thị trường kỳ hạn là cần thiết và sử dụng phương thức chốt giá bảo vệ như một công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro nhằm tránh dao động về giá là biện pháp tích cực cho các DN mua bán cà phê trên thị trường hiện nay.

- Ông có thể cho biết lộ trình cho các DN tham gia thị trường kỳ hạn giao dịch cà phê?

- Về lộ trình để các DN tham gia thị trường này, bước đầu đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) thực hiện thí điểm một năm “giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa với tư cách là trung gian môi giới”. Đó là về phía ngân hàng. Còn Vicofa sẽ phối hợp với các chuyên gia về thị trường LYFFE (London) và cùng Techcombank báo cáo Bộ Thương mại cho thực hiện thí điểm vài DN lớn, có khả năng tài chính và nghiệp vụ thực hành giao dịch trên thị trường kỳ hạn. Qua đó sẽ rút ra kinh nghiệm cũng như có những đề xuất khả thi cho việc phát triển sâu rộng hơn. Hiện đã có khoảng 5-6 DN cà phê sẵn sàng tham gia.

- Với Việt Nam, quy chế cho hoạt động xuất khẩu mới này sẽ được triển khai ra sao?

- Có điều, các DN cũng đang băn khoăn là chưa có môi trường pháp lý cụ thể quy định cho những hoạt động này và quá trình tham gia sẽ có những khoản lợi nhuận, doanh thu thì sẽ được tính thuế như thế nào... Vicofa cũng dự kiến sẽ báo cáo các bộ, ngành chức năng về những vấn đề trên để sớm có sự chỉ đạo nhằm thúc đẩy tiến trình tham gia thị trường kỳ hạn.

- Theo ông, việc tham gia thị trường kỳ hạn, đặc biệt với phương thức chốt giá bảo vệ (hedging), sẽ là phương án tối ưu nhằm chấm dứt những thua lỗ trong xuất khẩu cà phê của các DN?

- Thực ra, chẳng có chốt giá bảo vệ nào là tuyệt đối hoàn hảo cả. Để hạn chế thua lỗ, giảm thiểu rủi ro khi giá dao động, cách tốt nhất là DN phải học hỏi, nghiên cứu sâu thị trường và phân tích kỹ thuật, có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh bằng cách sử dụng thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn (option); lập kế hoạch kinh doanh tốt, quản lý tốt và nhạy bén trong mọi trường hợp.

(Theo Người Lao Động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bostik sẽ đầu tư vào Việt Nam (22/12/2004)
Xuất khẩu tôm: Mỹ thông, Nhật khó? (21/12/2004)
Israel giúp Việt Nam kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến (20/12/2004)
Giá gà tăng chóng mặt (16/12/2004)
Sen vòi Việt Nam vươn qua Mỹ (15/12/2004)
Vietnam Airlines ký hợp đồng mua 10 chiếc A321 (08/12/2004)
Hội chợ Nông nghiệp 2004: Tôn vinh sản phẩm lúa gạo (07/12/2004)
Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh (06/12/2004)
Xuất khẩu hàng dệt may đã đạt gần 4 tỷ USD (04/12/2004)
Than tăng giá, xi măng “chóng mặt” (04/12/2004)
Triển vọng mới cho xuất khẩu cà phê (04/12/2004)
Vụ kiện tôm: Hy vọng thắng vẫn còn! (02/12/2004)
VASEP: Phán quyết cuối cùng của DOC vẫn bất công (01/12/2004)
Đêm nay, vụ kiện tôm sẽ có phán quyết cuối cùng (30/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang