Vụ kiện tôm: Hy vọng thắng vẫn còn!
16:24' 02/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tuyên bố quyết định cuối cùng về mức thuế chống phá giá đối với tôm Việt Nam, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Thuế thấp, xuất khẩu tôm vẫn khó khăn

Soạn: AM 210492 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Nguyễn Hữu Dũng: "Việt Nam không bán phá giá tôm".

- Ông có nhận xét gì về quyết định cuối cùng về mức thuế chống phá giá đối với tôm Việt Nam mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đưa ra hôm qua?

- Quyết định của DOC vẫn là Việt Nam có bán phá giá vào thị trường Mỹ, đây là một kết luận không đúng. Tuy nhiên họ cũng đưa ra mức thuế thấp hơn. Đây là một bước tiếp cận thực tế hơn và chúng ta cũng quyết tâm theo kiện đến cùng để khẳng định Việt Nam không hề bán phá giá.

Sở dĩ mức thuế cuối cùng giảm mạnh so với hồi phán quyết sơ bộ là do DOC đã chấp nhận so sánh giá đối với từng cỡ tôm một, không tính gộp tất cả các cỡ tôm. Ngoài ra những yếu tố như ý kiến của các Đại biểu Quốc hội chúng ta gửi một số thượng nghị sĩ Mỹ của Nhóm đặc trách về tôm CITAC/ASDD, Hiệp hội Tiêu dùng Mỹ đều có tác động tích cực đến quyết định của DOC. Mặc dù không mang tính chất quyết định nhưng nó cũng có ý nghĩa nhất định.

- Ông có thể đánh giá tác động của mức thuế cuối cùng này đối với các DN xuất khẩu tôm hiện nay?

-

Nhóm đặc trách về tôm CITAC/ASDA tuyên bố mức thuế cuối cùng đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo vào rạng sáng ngày 1/12 sẽ làm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả mức giá cao hơn đồng thời cũng không giúp gì cho ngành tôm trong nước.

CITAC/ASDA đã đề nghị Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) bỏ phiếu chống lại việc áp dụng các mức thuế này vì nó có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn công nhân của Hoa Kỳ có công việc phụ thuộc vào nguồn tôm nhập khẩu.

Theo ông Wally Stevens, Chủ tịch Nhóm đặc trách về tôm CITAC/ASDA, thông qua việc sử dụng “giá trị thay thế”, các điều tra viên của DOC  đã thay thế doanh thu hoặc các chi phí sản xuất thực tế của các nhà sản xuất tôm Trung Quốc và Việt Nam bằng các giá trị ước đoán từ các nước khác. Ngoài ra, bằng việc sử dụng phương pháp tính “về không” không công bằng của mình, bỏ qua các biên độ phá giá âm, DOC đang tạo ra các biên độ phá giá mà thực tế không tồn tại. Phương pháp "về không" này thậm chí còn vi phạm các quy định của WTO.

Ông Wally Stevens đã kết luận: "Nhóm đặc trách tôm sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại mức thuế lương thực phi lý và không công bằng này, mức thuế này sẽ làm các gia đình và doanh nghiệp Hoa Kỳ mất đi quyền được lựa chọn các sản phẩm tôm nhập khẩu có chất lượng cao  trong thực đơn của mình”.  (BTM)

Mặc dù mức thuế chống phá giá cuối cùng này thấp hơn đáng kể so với phán quyết sơ bộ, tuy nhiên DN của chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những DN bị áp thuế 25,76%. Mức thuế 5% có thể được coi là thấp nhưng với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới hiện nay, giá cả chỉ chênh vài phần trăm cũng mang tính quyết định với việc đối tác mua hàng của ta hay của nước khác. Trên thực tế, với mức thuế 25,76% 6 DN là Kim Anh, Trúc An, Hải Thuận, Ngọc Sinh, Phương Nam và Nha Trang Fisheries Co đã không thể xuất khẩu được sang thị trường Mỹ.

Bên cạnh đó chúng ta cũng phải chờ xem phán quyết của DOC đối với Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và Ecuado thế nào, đặc biệt là Thái Lan - đối thủ trực tiếp của chúng ta trên thị trường Mỹ. 

Ngoài ra nếu chúng ta thua kiện, hàng năm phía Mỹ đều tiến hành điều tra xem xét lại mức thuế, DN lại phải bận rộn tốn công tốn của chuẩn bị tài liệu, bằng chứng. Việc theo kiện cũng rất tốn kém, cho đến thời điểm này chúng ta đã phải trả cho các công ty luật 2 triệu USD.  

Hy vọng thắng kiện vẫn còn

- Chúng tôi được biết, hôm qua Hội đồng Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) đã tổ chức phiên điều trần cuối cùng đối với vụ kiện phá giá tôm, ông có thể cho biết kết quả của phiên điều trần?

- Phiên điều trần là dịp cho đại diện DN, luật sư của Việt Nam cũng như phía Mỹ trình bày quan điểm, luận chứng của mình. Chúng ta vẫn kiên quyết lập trường Việt Nam không bán phá tôm mà ngược lại còn đem lại nhiều lợi ích cho người Mỹ. Thực tế cho thấy, 88% ngành công nghiệp tôm của Mỹ phụ thuộc vào tôm nhập khẩu liên quan đến lĩnh vực chế biến, dịch vụ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có liên quan đến tôm nhập khẩu như: các nhà hàng, bách hóa tổng hợp, các nhà phân phối, các công ty vận tải, các công ty cung cấp dịch vụ kho lạnh và các nhà nhập khẩu thu hút hàng chục ngàn lao động, gấp 20 lần so với số lao động làm việc trong ngành công nghiệp trong nước.

Tôi tin USITC sẽ xem xét khách quan mọi yếu tố để cuối cùng tôm Việt Nam không gây thiệt hại về mặt vật chất hay đe dọa thiệt hại về mặt vật chất đối với ngành tôm Hoa Kỳ.

- Theo kinh nghiệm của ông, vụ kiện tôm này sẽ diễn biến ra sao?

- Theo tôi, mặc dù USITC và DOC về nguyên tắc là hai cơ quan độc lập tuy nhiên trên thực tế họ cũng có mối liên hệ nhất định và họ đều bảo vệ quyền lợi của nước mình. Mặc dù rất ít tiền lệ phía Mỹ thua trong các vụ kiện chống phá giá, tuy nhiên ít không có nghĩa là không có.

Phiên điều trần chỉ kéo dài một tiếng nhưng sau đó hai bên còn phải đưa ra báo cáo, cung cấp thêm thông tin cho USITC. Vấn đề cốt lõi hiện nay là DN phải phối hợp với công ty luật cung cấp thêm những bằng chứng, luận cứ xác thực cho thấy công nghiệp tôm của Mỹ phụ thuộc vào tôm nhập khẩu. Tôm nhập khẩu chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ mà thôi.

Mặt khác vẫn còn nhiều hy vọng do trong vụ kiện này chúng ta được sự hỗ trợ lớn từ lực lượng bảo vệ tự do thương mại Mỹ. Đặc biệt sau bầu cử, áp lực chính trị từ phía các tiểu bang miền Nam lên kết quả không còn lớn như trước.

Mở rộng nuôi tôm sinh thái, lối ra cho DN

- Tuy nhiên trong trường hợp chúng ta thua kiện, các DN sẽ phải chuẩn bị đối phó như thế nào?

Soạn: AM 210424 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tôm Việt Nam gặp khó dù bị đánh thuế chống phá giá thấp.

- Cho dù có bị kiện hay không thì vấn đề chưa bao giờ cũ, đó là vấn đề liên quan đến nâng cao khả năng cạnh tranh. DN cần tập trung vào việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, phát triển công nghệ chế biến làm những mặt hàng như tôm bao bột, tôm tẩm bột... DN cũng phải chuẩn bị kế hoạch trước trong trường hợp thua kiện, chú trọng những mặt hàng như tôm tươi, tôm càng xanh có giá trị cao đồng thời không là đối tượng bị áp thuế.

Theo ý kiến riêng của tôi đẩy mạnh nuôi tôm sinh thái về lâu dài cũng như trong ngắn hạn mở ra một hướng đi đúng đắn cho người nông dân và DN mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi. Thứ nhất, dựa trên kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan... cho thấy nuôi tôm thâm canh như chúng ta hiện nay có ưu điểm phát triển nhanh chóng, thu lợi nhuận lớn nhưng không được lâu dài và dần dần sẽ suy giảm. Hơn nữa, đó là mô hình của người giàu, yêu cầu đầu tư lớn cho đào ao, mua thức ăn, con giống, quạt nước...

Ngược lại, Việt Nam nằm trong số ít nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi tôm sinh thái, phát triển mô hình tôm - rừng. Mặc dù nuôi tôm kiểu này cho năng suất không cao nhưng tôm sinh thái rất được ưa chuộng và giá cao hơn. Năm nay giá tôm sinh thái cao hơn gấp 20% so với tôm thâm canh, trong các năm tới giá tôm sinh thái sẽ tiếp tục tăng khoảng 30-40%. Mặt khác, với mô hình này những hộ nông dân nghèo, nhỏ có thể cùng liên kết nuôi tôm xóa đói giảm nghèo mà không cần vốn lớn. Bán đảo Cà Mau rộng 260.000ha, chúng ta chỉ cần nuôi tôm trên diện tích 100.000 cũng đủ đáp ứng nhu cầu phát triển đồng thời góp phần tích cực bảo vệ môi trường.

- VASEP và các DN thành viên có kế hoạch gì trong việc hướng ra các thị trường trọng điểm khác ngoài Mỹ?

- Từ trước tới nay thị trường trọng điểm của tôm Việt Nam vẫn là Nhật, Mỹ và châu Âu. Mức tăng trưởng của thị trường Mỹ rất lớn trung bình 20%/năm nhưng nay lại vướng phải vụ kiện phá giá.

Thị trường Nhật tuy khó tính nhưng giá trị xuất khẩu rất cao. Tôm là mặt hàng cao cấp nên phụ thuộc lớn vào tình hình phát triển kinh tế. Sức mua trên thị trường Nhật có giảm nhưng gần đây chúng ta lại có thuận lợi lớn, vươn lên là nước xuất tôm nhiều nhất vào Nhật do đối thủ cạnh tranh duy nhất của Việt Nam tại Nhật là Indonesia không bị Mỹ kiện chống bán phá giá thừa cơ tập trung vào Mỹ và để ngỏ Nhật cho Việt Nam.

Sự có mặt của tôm Việt Nam ở châu Âu chưa nhiều nhưng số liệu cho thấy năm nay thị trường châu Âu tăng trưởng hơn 80%. Sắp tới DN nuôi tôm sẽ chú trọng khai phá bốn thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý.

Tuy nhiên, cho dù mở rộng ra thị trường nào Việt Nam luôn phải ghi nhớ bài học qua vụ kiện tôm này là cần tạo mối liên kết chặt chẽ giữa DN, người thu mua và nông dân nuôi tôm, giữ vững uy tín cho sản phẩm của mình.

  • C.T

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
VASEP: Phán quyết cuối cùng của DOC vẫn bất công (01/12/2004)
Đêm nay, vụ kiện tôm sẽ có phán quyết cuối cùng (30/11/2004)
Hậu Giang: nông nghiệp chỉ giữ chủ lực đến 2010 (27/11/2004)
15 năm nữa, liệu VN có công nghiệp ôtô? (26/11/2004)
Cấm công chức trực tiếp nhận công văn dệt may từ DN (26/11/2004)
Cuối năm, xuất khẩu tôm vẫn khó khăn (25/11/2004)
Thương mại VN và bang Baden-Wurttemberg tăng 5 lần (25/11/2004)
Hội nghị quốc tế chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị (23/11/2004)
Công nghiệp mũi nhọn: ngành nào? (23/11/2004)
Lafarge muốn là nhà cung ứng vật liệu XD hàng đầu VN (22/11/2004)
Có khả năng EU bỏ hạn ngạch dệt may với Việt Nam (22/11/2004)
Công nghiệp ôtô hay công nghệ lắp ráp giản đơn? (22/11/2004)
Bộ Thương mại gửi thông tin dệt may cho DN qua email (20/11/2004)
Giao hạn ngạch 2005 cho DN 12 tỉnh xa (17/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang