VASEP: Phán quyết cuối cùng của DOC vẫn bất công
10:51' 01/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) ghi nhận Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra những kết luận phản ánh gần đúng hơn với thực tế sản xuất tôm ở Việt Nam nhưng tiếp tục khẳng định Việt Nam không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ.

Soạn: AM 208528 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
VASEP khẳng định tôm Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Mỹ.

VASEP cho biết hồi 1 giờ sáng hôm nay (giờ Hà Nội), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố quyết định cuối cùng trong vụ điều tra “chống bán phá giá” đối với các DN Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm tôm sang Mỹ. Theo phán quyết đó, “biên độ bán phá giá” của các DN Việt Nam nằm trong khoảng từ 4,13%-25,76%, giảm đáng kể so với mức 12,11%-93,13% trong quyết định sơ bộ của DOC đã công bố ngày 24/8/2004.

Trong số 38 DN Việt Nam tham gia chống kiện, 32 DN đã được xác định có “biên phá giá” dưới 5%, 6 DN còn lại chịu “biên phá giá” cao 25,76% ngang với tất cả các DN khác không tham gia vụ kiện. DOC cũng kết luận rằng không có DN Việt Nam nào bị hồi tố do “tình trạng khẩn cấp”.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) ghi nhận những sửa đổi theo chiều hướng tích cực của DOC thể hiện trong quyết định lần này. Trong quá trình thẩm tra vụ kiện, DOC đã chấp nhận một phần các lý lẽ, số liệu thực tế, xem xét kỹ hơn những tư liệu đầy đủ, minh bạch do các DN Việt Nam và các nhà nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ cung cấp. Do vậy đã đưa ra được những kết luận phản ảnh gần đúng hơn  thực tế sản xuất tôm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, một lần nữa, VASEP khẳng định rằng các DN Việt Nam không bán phá giá sản phẩm tôm sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam được tạo nên bởi điều kiện thiên nhiên thuận lợi, môi trường trong sạch, chi phí nhân công thấp... Nếu nghiên cứu thấu đáo và toàn diện hơn nữa các yếu tố này, DOC sẽ đi đến kết luận rằng các DN Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá.

VASEP và các DN thành viên đặc biệt yêu cầu DOC sớm xem xét sửa đổi quyết định không công bằng đối với các Công ty Kim Anh, Trúc An, Hải Thuận, Ngọc Sinh, Phương Nam và Nha Trang Fisheries Co. Tất cả 6 DN này đều là DN  tư nhân, hoạt động hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Nhà nước, có toàn quyền được xem xét giống như các đơn vị khác, theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.

VASEP cũng khẳng định rằng việc xuất khẩu sản phẩm tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ không hề gây thiệt hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến tôm Hoa Kỳ. Trái lại còn góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động Hoa Kỳ. VASEP kêu gọi các nhà nhập khẩu, chế biến và phân phối tôm ở Mỹ, người tiêu dùng, chính giới, công luận Mỹ... cùng lên tiếng đề nghị Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US ITC) xem xét vụ kiện một cách công bằng, khách quan và minh bạch, để tránh gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam cũng như lợi ích của người tiêu dùng và người lao động Mỹ, không gây ảnh hưởng bất lợi cho mối quan hệ đang phát triển theo chiều hướng tích cực giữa hai nước.

  • Cẩm Tú

TIN LIÊN QUAN:
Thuế tôm vào Mỹ: VN 16,11%, Thái Lan 6,39%
Mỹ bật đèn xanh cho vụ kiện tôm tiếp tục kéo dài
Cơ sở so sánh giá tôm của SSA không chính xác
DOC bắt đầu thẩm tra DN Việt Nam từ 27/8
2.500 nông dân ký thư phản đối vụ kiện tôm
Xuất khẩu thủy sản giảm sút
Giá tôm tăng cao tại Mỹ, DN SX tôm VN có lợi?
Chúng tôi không bán phá giá tôm!

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đêm nay, vụ kiện tôm sẽ có phán quyết cuối cùng (30/11/2004)
Hậu Giang: nông nghiệp chỉ giữ chủ lực đến 2010 (27/11/2004)
15 năm nữa, liệu VN có công nghiệp ôtô? (26/11/2004)
Cấm công chức trực tiếp nhận công văn dệt may từ DN (26/11/2004)
Cuối năm, xuất khẩu tôm vẫn khó khăn (25/11/2004)
Thương mại VN và bang Baden-Wurttemberg tăng 5 lần (25/11/2004)
Hội nghị quốc tế chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị (23/11/2004)
Công nghiệp mũi nhọn: ngành nào? (23/11/2004)
Lafarge muốn là nhà cung ứng vật liệu XD hàng đầu VN (22/11/2004)
Có khả năng EU bỏ hạn ngạch dệt may với Việt Nam (22/11/2004)
Công nghiệp ôtô hay công nghệ lắp ráp giản đơn? (22/11/2004)
Bộ Thương mại gửi thông tin dệt may cho DN qua email (20/11/2004)
Giao hạn ngạch 2005 cho DN 12 tỉnh xa (17/11/2004)
Khu công nghệ cao: Được vay 500 tỷ cho tái định cư (16/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang