Đêm nay, vụ kiện tôm sẽ có phán quyết cuối cùng
17:28' 30/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ tuyên bố quyết định cuối cùng về mức thuế  đối với những nhà sản xuất tôm Trung Quốc và Việt Nam vào trưa 30/11 (giờ miền đông nước Mỹ) - tức khoảng 12 giờ đêm nay ở Việt Nam.

Soạn: AM 208016 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn do bị kiện chống phá giá.

Mức thuế mới này sẽ có ảnh hưởng lớn tới tương lai của ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ và mức giá mà người Mỹ phải trả khi muốn có món tôm trong thực đơn.

Gần đây Hải quan Mỹ yêu cầu các nhà nhập khẩu phải ký quỹ cho cơ quan hải quan theo tỷ lệ 10% giá trị nhập khẩu (từ các nước bị kiện) của năm trước. Các nhà nhập khẩu tôm Mỹ cho rằng quy định này có thể trở thành một thảm họa và đẩy các công ty nhập khẩu nhỏ của Mỹ đến chỗ phá sản.

Wally Stevens, Chủ tịch Hiệp hội Phân phối thủy sản Mỹ lấy dẫn chứng giá tôm tăng ngay sau khi DOC tuyên bố mức thuế sơ bộ áp đối với những nước bán phá giá tôm vào nước này và cho rằng người tiêu dùng sẽ phải chịu hậu quả đầu tiên. Ngày 19/11, nhóm "đặc trách về tôm" (gọi tắt là CITAC) đã đăng nguyên một trang quảng cáo trên The Hill - tờ báo chuyên dành cho các nghị sĩ Quốc hội Mỹ để cảnh báo các nhà lập pháp về tác động do việc tính thuế bán phá giá sai lệch của DOC đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Hiện vẫn chưa rõ mức biến động giá tôm nếu mức thuế mới được áp. Kể từ khi mức thuế sơ bộ được công bố hồi tháng 7, giá tôm trên thị trường Mỹ đã tăng nhẹ. Lượng tôm xuất sang Mỹ của những nước bị đơn trong vụ kiện giảm đáng kể. Lượng tôm nhập khẩu của Mỹ trong tháng 9 giảm 20% so cùng kỳ năm 2003. Tuy chưa chính thức bị áp thuế phá giá nhưng xuất khẩu tôm vào Mỹ gần đây của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mặc dù tích cực chuyển hướng thị trường xuất khẩu sang Nhật, EU và các nước khác, nhưng việc tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường này vẫn không bù được khó khăn của thị trường Mỹ, ảnh hưởng đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Cuối những năm 1990, tôm đã trở thành một loại hải sản phổ biến, không quá đắt đỏ do xuất vào Mỹ với giá rất rẻ. Từ năm 2001 giá tôm giảm một nửa. Tôm thẻ trắng được bán sỉ với giá 3,60 USD/pound. Sở dĩ giá tôm nước ngoài rất rẻ do họ mở rộng nuôi tôm trong khi người Mỹ vẫn đánh bắt tôm theo cách truyền thống, ra tận ngoài khơi vịnh Mexico và Đại Tây Dương quăng lưới.

Trong một thập kỷ qua, lượng tôm tiêu thụ trên thị trường Mỹ tăng hơn 70% và hầu hết người Mỹ đều ăn tôm nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ cho rằng các đầm nuôi tôm nước ngoài có sức cạnh tranh mạnh hơn so với ngành công nghiệp tôm dựa vào đánh bắt của Mỹ. Ông Kenneth J.Pierce, một luật gia thương mại đại diện Hiệp hội Thức ăn đông lạnh Thái Lan phát biểu: "Ngư dân đánh bắt tôm Mỹ đang cạnh tranh với ngành nuôi trồng thuỷ sản", "đó là cuộc đọ sức giữa người săn bắt và nông dân, trong lịch sử thì nông dân bao giờ cũng thắng thế".

Mức thuế dành cho bốn bị đơn còn lại (Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Ecuado) sẽ được đưa ra vào tháng 12.

  • H.M (tổng hợp)
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hậu Giang: nông nghiệp chỉ giữ chủ lực đến 2010 (27/11/2004)
15 năm nữa, liệu VN có công nghiệp ôtô? (26/11/2004)
Cấm công chức trực tiếp nhận công văn dệt may từ DN (26/11/2004)
Cuối năm, xuất khẩu tôm vẫn khó khăn (25/11/2004)
Thương mại VN và bang Baden-Wurttemberg tăng 5 lần (25/11/2004)
Hội nghị quốc tế chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị (23/11/2004)
Công nghiệp mũi nhọn: ngành nào? (23/11/2004)
Lafarge muốn là nhà cung ứng vật liệu XD hàng đầu VN (22/11/2004)
Có khả năng EU bỏ hạn ngạch dệt may với Việt Nam (22/11/2004)
Công nghiệp ôtô hay công nghệ lắp ráp giản đơn? (22/11/2004)
Bộ Thương mại gửi thông tin dệt may cho DN qua email (20/11/2004)
Giao hạn ngạch 2005 cho DN 12 tỉnh xa (17/11/2004)
Khu công nghệ cao: Được vay 500 tỷ cho tái định cư (16/11/2004)
TQ bán phá giá đồ gỗ vào Mỹ,cơ hội mới cho VN? (15/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang