DN công nghiệp Quảng Tây tìm cơ hội làm ăn với VN
18:32' 28/07/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trên 100 DN Quảng Tây vừa mang hơn 2.000 sản phẩm công nghiệp tới dự Triển lãm Công nghiệp Quảng Tây tổ chức vào ngày 30/7/2004 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội.

Quảng Tây là trung tâm của khu tự do mậu dịch Trung Quốc - ASEAN.

 

 

Các sản phẩm DN Quảng Tây mang tới Triển lãm gồm: các loại máy móc thiết bị (máy chế biến đường, máy điện lực, máy chế biến giấy), các sản phẩm cơ khí, ôtô, máy nông nghiệp, sản phẩm điện tử, điện khí, các loại thuốc, hóa chất công nghiệp, sản phẩm giấy, thực phẩm, dệt may... Ngoài ra còn có sự tham gia của các ngành mới nổi lên tại Quảng Tây như: chế tạo dược phẩm, các sản phẩm điện tử viễn thông. Các DN tham gia triển lãm gồm cả DN sản xuất và DN mậu dịch. Theo Ông Liu Shu Sen, Trưởng ty Thương vụ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, đây là những DN ''có thực lực đầu tư, rất mong muốn được đầu tư, rất có lòng tin vào việc hợp tác kinh tế và đầu tư ở Việt Nam''. 

Triển lãm gồm có 2 mục tiêu chính là thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Quảng Tây. Ngoài việc để khách hàng Việt Nam tham quan đặt mua hàng thông thường, triển lãm còn áp dụng hình thức giao dịch ghép các nhà cung cấp và nhà tiêu thụ thành từng cặp để đàm phán hoặc tiến hành đàm phán ngay tại chỗ, nhằm nâng cao hiệu suất giao dịch. DN Quảng Tây cũng mang đến những dự án đầu tư cụ thể, nhằm tìm đối tác làm ăn tại Việt Nam. 

Quảng Tây nằm ở trung tâm khu tự do mậu dịch Trung Quốc - ASEAN và đang ngày càng quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Số các dự án hợp tác giữa hai bên đã lên đến 160, với tổng vốn 260 triệu USD, chiếm khoảng 30% số dự án đầu tư hợp tác của Quảng Tây với bên ngoài. Các dự án đầu tư của Quảng Tây tại Việt Nam đã đi vào hoạt động như nhà máy chế biến đường Tuyên Quang, Đồng Nai, Bình Thuận; Nhà máy đóng tàu và các dự án cải tạo, xây dựng kỹ thuật; Trung tâm Thương mại Móng Cái; các dự án gia công cao su, nhà máy giấy, nhà máy đồ hộp...

Mặt khác, Quảng Tây có 8 huyện biên giới tiếp giáp với Việt Nam với 12 cửa khẩu, các tuyến đường sắt, đường bộ có thể đi thẳng tới Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho 2 bên mở rộng hợp tác đầu tư. 

  • Phương Thanh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hải quan Mỹ lại sang kiểm tra DN dệt may (28/07/2004)
TP.HCM xét chọn điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch (26/07/2004)
''Phân bổ quota dệt may sẽ vẫn theo thành tích'' (26/07/2004)
TP.HCM sẽ quy hoạch lại các KCN-KCX (24/07/2004)
Cấm nhập khẩu amiăng để sản xuất tấm lợp (22/07/2004)
Suất đầu tư du lịch ven biển Đà Nẵng: 1,5 triệu USD/ha (21/07/2004)
Có thể dùng 2 phương án phân bổ hạn ngạch dệt may (21/07/2004)
Ngành cao su sẽ phá kỷ lục lợi nhuận năm ngoái (19/07/2004)
KCN thứ 15 ở Đồng Nai (19/07/2004)
50% doanh số của VINASHIN cho xuất khẩu (17/07/2004)
Sẽ xây dựng Khu liên hợp luyện kim lớn tại Lào Cai (16/07/2004)
Máy công nghiệp nhẹ TQ sẽ tấn công thị trường VN? (15/07/2004)
DN nước ngoài đầu tư vào KCN tăng 75% cùng kỳ (14/07/2004)
An Giang: Đầu tư máy sấy lúa cho nông dân (13/07/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang