Làn sóng đầu tư dự án thủy điện nhỏ
06:50' 13/05/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện có 70 dự án thủy điện đăng ký đầu tư với tổng công suất dự kiến là 1760,1MW.

Chi phí bình quân 1kwh thuỷ điện rất rẻ: chưa đến 2cent-USD.

Hầu hết các dự án này đều là những  nhà máy thủy điện nhỏ do DN trong nước đầu tư. Kể từ khi quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc quản lý, đầu tư, xây dựng các dự án điện độc lập có hiệu lực (10/12/2002), việc xây dựng  nhà máy điện vừa và nhỏ đang là lĩnh vực đầu tư mới mẻ và rất hấp dẫn đối với các DN.

Theo phân tích, có 3 yếu tố lớn tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư gồm:

Sản lượng điện hiện nay rất thiếu. Theo tính toán của Vụ Năng lượng Bộ Công nghiệp, mỗi năm cả nước cần thêm khoảng gần 1.000MW điện, nhưng trong những năm tới nguồn phát đưa vào vận hành không nhiều; Tổng công ty Điện lực Việt Nam không lo đủ nguồn phát. Hiện nay các dự án sản xuất điện được khởi công thì ngay lập tức DN ký được hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Với dự án thuỷ điện nhỏ cỡ 10-20MW, một hợp đồng như vậy có giá trị khoảng 25 năm.

Điều kiện tự nhiên của nước ta có tiềm năng to lớn về thuỷ điện, việc khảo sát dễ dàng và ít tốn kém; nhất là các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Để khảo sát một công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tốn khoảng một tỷ đồng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoản tiền và thời gian mà nhiều DN tham gia đầu tư chấp nhận được. Mặt khác, đầu tư vào thuỷ điện, việc giải phóng mặt bằng đơn giản không phức tạp như đầu tư vào các khu công nghiệp khác. Yếu tố này hết sức quan trọng đối với các DN đầu tư hiện nay.

Đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ phù hợp với khả năng  vốn và trình độ của nhiều DN, có tỷ suất lợi nhuận trên  suất đầu tư cao. Nhà máy thuỷ điện dùng sức nước để phát điện nên ít tốn kém. Vì vậy, chi phí bình quân cho 1kwh điện rất thấp.  Theo thống kê chi phí sản xuất 1kwh điện với thuỷ điện tại Việt Nam hiện nay chưa đến 2cent, trong khi mức bán ra có thể đạt 5cent/kwh. Như vậy một nhà máy thuỷ điện nhỏ có suất  đầu tư dưới 1 triệu USD  chỉ 8 năm đã có thể thu hồi được vốn.

Chính sự hấp dẫn này đang tạo nên làn sóng đầu tư vào xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ.

Tuy nhiên, theo Tổng công ty Điện lực Việt Nam có một số vấn đề  nhà đầu tư cần phải chú ý là các nhà máy điện khi đã đi vào hoạt động cần  phải đảm bảo duy trì được sự ổn định lâu dài của thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống và có giá bán điện cạnh tranh nhất. Nếu  2 điều kiện này không đảm bảo thì rất khó bán được điện. Vì vậy những nhà đầu tư không có kinh nghiệm cần phải có nhà tư vấn giỏi hoặc liên doanh với những DN am hiểu về lĩnh vực này để giảm thiểu rủi ro.

  • Trần Thủy
     
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Triển lãm thiết bị sản xuất nhựa, in ấn... (12/05/2004)
Bưu điện không được làm dịch vụ thanh toán (12/05/2004)
Nhà máy đúc ống gang cầu lớn nhất Việt Nam (11/05/2004)
Đà Nẵng: xuất khẩu bao PP sang Nhật (08/05/2004)
Vasco sẽ có chuyến bay đầu tiên vào cuối tuần này (07/05/2004)
Khai trương liên doanh sản xuất cần cẩu tại Bình Dương (07/05/2004)
Thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (07/05/2004)
Nhiều DN sản xuất giấy đang thua lỗ (05/05/2004)
Hỗ trợ Đắc Nông phát triển thủy điện và du lịch (04/05/2004)
Đồng Nai: Thêm một KCN đi vào hoạt động (29/04/2004)
TP.HCM quyết tâm phát triển ngành công nghiệp ô tô (28/04/2004)
Giấy Sài Gòn thêm nhà máy 60.000 tấn/năm (28/04/2004)
Khởi công xây dựng Khu công nghệ thông tin Bắc Ninh (27/04/2004)
TP.HCM nhộn nhịp đón lễ 30/4 và 1/5 (27/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang