Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc: Tăng cả lượng và giá
09:07' 06/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo TCT Cao su Việt Nam (Geruco), xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đang tăng cả về lượng và giá. Hình thức thanh toán cũng thuận tiện và ít rủi ro hơn.

 

Cao su xuất khẩu đang rất được giá.

Hoạt động xuất khẩu cao su của các DN Việt Nam sang Trung Quốc từ đầu năm đến nay diễn ra khá sôi động tại khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Đáng chú ý là, lượng cao su xuất khẩu khá mà giá vẫn giữ được ở mức cao. Ông Lê Tiến, Trưởng trạm giao dịch thương mại của Geruco tại Móng Cái cho biết: Nếu như những ngày đầu năm sản phẩm cao su 3L xuất với giá 10.800 nhân dân tệ, thì nay đang dao động ở mức 11.400 - 11.500 nhân dân tệ/tấn; cao su nguyên liệu (mủ cao su) giá 6.500 nhân dân tệ/tấn (mức giá này tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước).

Theo ông Tiến, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc hiện nay có độ an toàn cao hơn trước, khâu thanh toán đã thuận tiện hơn nhiều, vì các ngân hàng thương mại Việt Nam đã mở quan hệ với các ngân hàng Trung Quốc và đưa dịch vụ thanh toán biên mậu vào hoạt động. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2004, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã quyết định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cao su.

Tuy nhiên, ông Tiến lưu ý, thị trường Trung Quốc cũng là một thị trường có nhiều biến động. Diễn biến giá cả thất thường, chỉ cần có một tác động nhỏ về cơ chế, chính sách của phía Trung Quốc, ngay lập tức giá cao su cũng biến động theo. Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam cần phải quan tâm, chú ý hơn đến các chính sách quản lý về thuế, các điều kiện rào cản kỹ thuật mà phía Trung Quốc có thể đưa ra trong hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cao su nói riêng, để có những biện pháp điều chỉnh hoạt động một cách kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, các điều kiện về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng... với đối tác cũng cần phải được quan tâm hơn.

Hiện nay sản phẩm cao su của các DN Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn phải đi qua khâu trung gian, thông qua các DN làm nhiệm vụ biên mậu của Trung Quốc. Khách hàng có nhu cầu thực sự lại không mua bán trực tiếp được với DN Việt Nam, bởi những quy định trong chính sách biên mậu của Trung Quốc. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN hai bên quan hệ làm ăn, Bộ Thương mại Việt Nam cũng đã đề nghị với phía Trung Quốc xem xét xóa bỏ cơ chế thương mại biên mậu này.

  • Phi Long
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Triển lãm Quốc tế thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may 2004 (05/04/2004)
Vietnam Airlines hủy 75 chuyến bay trong quý I (05/04/2004)
Nhà máy điện tư nhân đầu tiên chính thức hoạt động (05/04/2004)
Cơ chế đặc biệt để ngăn ngừa thiếu điện (05/04/2004)
Thêm 18 sản phẩm công nghiệp chủ lực (03/04/2004)
Cần Thơ sẽ có KCN đóng tàu lớn (02/04/2004)
Vẫn vướng hoàn trả vốn xây dựng đường điện (02/04/2004)
Cần Thơ: Thêm 4 dự án đầu tư 14 triệu USD (01/04/2004)
Vietnam Airlines thuê mua tài chính 3 máy bay mới (01/04/2004)
Thêm một khu nghỉ mát Resort 4 sao tại Hội An (01/04/2004)
Điện Biên đang ''dốc sức'' cho du lịch (27/03/2004)
Động cơ diesel và máy cày tay VN sang Sri Lanka và Panama (26/03/2004)
Sẽ thu phí nước thải công nghiệp từ tháng 7/2004 (26/03/2004)
Hiệp hội Máy thiết bị dệt Đức giới thiệu công nghệ ngành dệt (23/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang