Nhiều rào cản cổ phần hóa sẽ được tháo dỡ
08:47' 28/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Mở rộng đối tượng DN phải CPH, thay đổi phương pháp xác định giá trị DN, buộc phải qua đấu giá khi bán cổ phần... nhiều quyết sách mới của Chính phủ nhằm thúc đẩy CPH.

Giá trị quyền sử dụng đất được thí điểm tính vào giá trị DN khi cổ phần hóa

Chiều 27/12, Bộ Tài chính đã họp báo để công bố Nghị định số 187 của Chính phủ về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 199 về quy chế quản lý tài chính của công ty NN và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN khác; đồng thời ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính. Ông Hoàng Nguyên Học - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, lần này Chính phủ đã đưa ra hàng loạt ''cơ chế mở'' để khơi rộng đường đi của tiến trình cổ phần hoá (CPH).

Mở rộng đối tượng DN thực hiện cổ phần hoá

Theo ông Học, việc đầu tiên Chính phủ thay đổi là mở rộng đối tượng DN thực hiện cổ phần hoá với việc bổ sung thêm đối tượng là công ty Nhà nước có quy mô lớn không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn (bao gồm Tổng công ty Nhà nước, Công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại Nhà nước và các tổ chức tài chính Nhà nước).

Nghị định khuyến khích DN phát hành thêm cổ phần thu hút thêm vốn; quy định rõ điều kiện để thực hiện cổ phần hoá là sau khi xử lý các tồn tại về tài chính, nợ và tài sản tồn đọng thì DN phải còn lại vốn Nhà nước. Chính phủ sẽ không cấp thêm vốn cho DN để cổ phần hoá.

Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của DN CPH trong việc xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, nợ và tài sản tồn đọng khi chuyển công ty Nhà nước sang công ty cổ phần. Chính phủ lần này đã quy định cụ thể trách nhiệm của giám đốc DN đối với việc xử lý tồn tại của DN trước và trong quá trình CPH, khẳng định vai trò của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN đối với việc xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng của DN CPH (sau khi công bố giá trị DN, toàn bộ tài sản, công nợ... không được tính vào giá trị DN CPH phải bàn giao ngay cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN để xử lý thu hồi).

DN tự xác định giá trị DN 

Nhằm đổi mới nội dung và phương pháp xác định giá trị DN CPH, Chính phủ cũng quy định cụ thể 2 phương pháp xác định giá trị DN là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu và cho phép DN áp dụng các phương pháp khác sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính. Đồng thời xóa bỏ việc xác định giá trị DN theo cách tổ chức hội đồng để nâng cao tính chuyên nghiệp và tính minh bạch trong hoạt động định giá và đẩy nhanh tiến độ CPH. Nghị định quy định việc xác định giá trị DN do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến trình CPH hoá thì các DN có quy mô nhỏ, tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng, nếu không thuê định giá thì cơ quan quyết định CPH giao cho DN tự xác định giá trị DN.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị DN lựa chọn các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức có chức năng định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố hàng năm để ký hợp đồng thuê định giá (không phải đấu thầu lựa chọn như trước đây).

Đối với tài sản là đất do DN đang sử dụng thì được lựa chọn thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai. Trường hợp DN thực hiện hình thức thuê đất thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN; công ty cổ phần tiếp tục ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật và quản lý sử dụng đúng mục đích, không được nhượng bán. Nếu diện tích đất đưa được nhận giao, đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước, mua quyền sử dụng đất của các cá nhân, pháp nhân khác nay chuyển sang thuê đất thì chỉ tính vào giá trị DN các khoản chi phí làm tăng giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất như chi phí đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng.

Trường hợp DN thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, với diện tích đất DN đang thuê thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị DN theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định nhưng không tính tăng vốn nhà nước tại DN mà hạch toán là khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Công ty cổ phần phải nộp số tiền này cho ngân sách Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Đối với diện tích đất DN đã được giao, đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại với giá trị hạch toán trên sổ kế toán được tính vào giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN.

Bán cổ phần buộc phải qua đấu giá

Thứ tư, để khắc phục những bất cập trong công tác định giá và bán cổ phần (đặc biệt là xu hướng CPH nội bộ), đồng thời giảm thiểu tổn thất cho Ngân sách Nhà nước trong quá trình CPH, cơ chế bán cổ phần tại Nghị định 187 đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao tính công khai minh bạch, gắn với thị trường tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận nguồn cổ phiếu, DN huy động được vốn, đổi mới phương thức quản lý, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường vốn và TTCK phát triển.

Cụ thể, việc bán cổ phần buộc phải qua đấu giá: Đấu giá trực tiếp tại DN đối với trường hợp có tổng mệnh giá của số cổ phần bán đấu giá từ 1 tỷ đồng trở xuống do Ban chỉ đạo CPH tổ chức bán; Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian đối với trường hợp có tổng mệnh giá của số cồ phần bán đấu giá trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng và dưới 1 tỷ đồng nếu có nhu cầu; Đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán đối với trường hợp có tổng mệnh giá của số cổ phần bán đấu giá trên 10 tỷ đồng và từ 10 tỷ đồng trở xuống nếu có nhu cầu. Ban chỉ đạo cổ phần được quyền trực tiếp hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian đăng ký thực hiện đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán (Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh).

Sẽ tăng tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Bên cạnh việc duy trì cơ chế bán cổ phần ưu đãi giảm giá cho người lao động trong DN, Nghị định đã chú trọng và tạo điều kiện để các nhà đầu tư (đặc biệt các nhà đầu tư chiến lược) tham gia góp vốn mua cổ phần thông qua quy định không khống chế quyền mua của các nhà đầu tư. Riêng nhà đầu tư nước ngoài (hiện nay được nắm giữ tối đa là 30%), Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi quy định này theo hướng nâng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Theo Bộ Tài chính, cần nâng tỷ lệ này lên và nếu trong một số lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ thì không cần quy định tỷ lệ.

Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần bán ra với giá ưu đãi. DN phải dành tối thiểu 20% vốn điều lệ để bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong DN. Nghị định còn khuyến khích DN đủ điều kiện niêm yết trên TTCK thì thực hiện bán cổ phần lần đầu gắn với việc niêm yết trên TTCK.

Thứ năm, hiện tiền thu từ CPH DNNN sau khi trừ chi phí CPH được nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN. Quỹ này được thành lập để sử dụng hỗ trợ quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DN. Tuy nhiên, do tổ chức phân tán (trên 150 quỹ) nên hiệu quả hoạt động của quỹ này chưa cao, Nhà nước không tập trung được tiền thu từ CPH để đầu tư cho công ty mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Nghị định số 187/2004 đã quy định số tiền NN thu được từ CPH (tiền thu từ bán phần vốn Nhà nước và tiền chênh 1ệch do bán đấu giá cổ phần phát hành thêm tại các DN CPH) sau khi trừ chi phí CPH được sử dụng để hỗ trợ DN CPH thực hiện chính sách đối với người lao động tại thời điểm CPH, hỗ trợ các DN giải quyết lao động dôi dư, bổ sung vốn kinh doanh của DN.

Khuyến khích công ty cổ phần niêm yết trên TTCK

Ông Học cho biết, Nghị định cũng bổ sung ưu đãi hơn đối với người lao động trong DN CPH. Số lượng cổ phần được mua ưu đãi giảm giá lên tối đa là 100 cổ phần/năm công tác. Trước đây người lao động được mua cổ phần theo giá sàn với mức giảm giá là 30% và chỉ được quyền chuyển nhượng sau 3 năm sở hữu, nay được mua theo giá đấu giá thành công bình quân với mức giá giảm 40% và được quyền tự do mua, bán, chuyển nhượng cổ phần ưu đãi. Cơ chế bán cổ phần theo giá sàn và bán cổ phần trả chậm cũng được xoá bỏ.

Nghị định còn cho phép DN khi chuyển sang hoạt động theo công ty cổ phần được hưởng ưu đãi như DN mới thành lập mà không cần phải có thủ tục chứng nhận ưu đãi đầu tư. Đồng thời để khuyến khích công ty cổ phần niêm yết trên TTCK, ngoài ưu đãi như DN mới thành lập, những công ty thực hiện niêm yết ngay sẽ được hưởng thêm chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về TTCK.

Đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước tại công ty cổ phần thông qua niêm yết, đấu giá theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty (không phải đợi sau 3 năm như quy định tại Nghị định 64/2002/NĐ-CP).

  • Hồng Phúc
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
CPH để tăng ''sức đề kháng'' cho các ngân hàng
TP.HCM tăng DN lẫn qui mô vốn CPH
CPH hàng loạt các nhà máy nhựa
Kiên quyết không để CPH khép kín
Không để lợi dụng mô hình "mẹ - con" nhằm "trốn" CPH
Phải khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ DN
Nghị định 187 sẽ đẩy nhanh tiến trình CPH
Lỗ khi CPH được điều chỉnh giảm vốn góp của Nhà nước
Năm 2005 hoàn thành CPH các nhà máy đường
Thí điểm cổ phần hoá DN FDI
Cổ phần hoá DNNN: "Ách tắc" từ nhận thức
Cổ phần hoá DN lớn trong ngành điện, viễn thông, ngân hàng
Chọn cổ phần hoá 3 tổng công ty lớn trong tháng 4
Cổ phần hoá chậm, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm!
Định giá tài sản cổ phần hoá sẽ không qua Hội đồng định giá?
Cổ phần hoá VCB: phát hành trái phiếu hay cổ phiếu?
Muốn cổ phần hoá nhanh? Miễn nhiệm!
Khẩn trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
CÁC TIN KHÁC:
Cải tổ DNNN tại TQ:Tài sản công có vào "túi" tài phiệt? (20/12/2004)
Chính phủ kiên quyết hoàn thành cổ phần hóa (29/11/2004)
Nghị định 187 sẽ đẩy nhanh tiến trình CPH (25/11/2004)
TP.HCM: chỉ giữ lại 35 DN nhà nước (23/11/2004)
Phải khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ DN (22/11/2004)
Cơ quan Nhà nước vẫn can thiệp quản trị công ty CP (20/11/2004)
Tính giá đất vào vốn: DN phải đổi chiến lược kinh doanh (19/11/2004)
Đan Mạch cam kết ủng hộ VN gia nhập WTO (19/11/2004)
Đổi mới phân phối lợi nhuận của DNNN (18/11/2004)
Kiểm tra CPH Công ty MTS: Có đến 2 kết luận khác nhau (17/11/2004)
Cổ phần hóa hay là... ra đi? (11/11/2004)
Không để lợi dụng mô hình "mẹ - con" nhằm "trốn" CPH (02/11/2004)
Các tổng công ty mong muốn gì? (02/11/2004)
Cải tổ mô hình tổng công ty nhà nước (02/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang