Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ:
Không để lợi dụng mô hình "mẹ - con" nhằm "trốn" CPH
17:39' 02/11/2004 (GMT+7)
Soạn: AM 185203 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Sự yếu kém hiện nay của các tổng công ty được các chuyên gia nhìn nhận dưới nhiều góc độ, trong đó có những bất cập về mô hình quản lý. Tuy nhiên, liệu mô hình "công ty mẹ - công ty con" có phải là "liều thuốc bổ" cứu một TCty đang rệu rã hay không? Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã có cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động.

- Thưa bà, các TCty nhà nước hiện nay có những mặt mạnh, mặt yếu gì?

- Vai trò đóng góp vào nền kinh tế của các TCty nhà nước rõ ràng rất lớn vì một phần họ đang nắm giữ những ngành kinh tế quan trọng nhất, với những lợi thế rất lớn được Nhà nước ưu đãi (cả về vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ hội thị trường...). Nhưng trên thực tế cũng còn một số TCty đóng góp chưa tương xứng với tiềm lực được đầu tư cùng các điều kiện được dành cho. Lẽ ra với những cái thuận ấy họ có thể đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế chứ không chỉ dừng lại như đã thấy.

- Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này?

- Nguyên nhân trước hết là Nhà nước giao quyền rất lớn cho các TCty nhưng lại không có hệ thống giám sát tương xứng để có thể giám sát hiệu quả tài sản của mình đầu tư vào các TCty. Ngay trong hệ thống giám sát này cũng còn rất phân tán. Mỗi TCty trên danh nghĩa đều có một cơ quan chủ quản, nhưng thực tế họ chịu sự giám sát, quản lý của nhiều cơ quan khác nhau dẫn đến tình trạng vừa "một cổ mấy tròng" nhưng lại vừa "cha chung không ai khóc". Mặt khác, với cơ quan quản lý nhà nước, bộ máy chuyên môn giám sát doanh nghiệp lại không sâu, không có kỹ năng quản lý DN nên giám sát không hiệu quả. Về phía các TCty, do được dành nhiều cái "thuận" quá nên cũng không tạo ra sức ép để vươn lên. Ví như vay vốn không trả được, Nhà nước lại khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ. Do vay quá dễ nên dùng đồng vốn cũng "dễ dãi" không hiệu quả. Có TCty kêu được giao vốn nhưng không được quyết định được về nhân sự, không chủ động trong kinh doanh...

- Sau 10 năm hình thành và phát triển, bà nhận xét gì về mô hình hoạt động của các TCty hiện nay?

- Phải nói ngay cũng còn nhiều bất ổn mà chủ yếu là quan hệ giữa TCty với các công ty con, chưa được xây dựng thành các quan hệ quản lý kinh tế tốt. Về nguyên tắc thì giữa các đơn vị thành viên TCty phải là con số cộng tạo nên sức mạnh của TCty, nhưng nhiều khi không cộng được sức mạnh của nhau thì nó lại thành con số trừ chứ chưa nói là nhân sức mạnh đó lên. Nhiều TCty chỉ như một văn phòng tổng hợp hoạt động từ các đơn vị thành viên và làm một số việc cho họ. Ngược lại, nhiều công ty con lại kêu là mất chủ động do những ràng buộc từ TCty.

- Liệu mô hình công ty mẹ - công ty con có phải là "liều thuốc" cứu một số TCty đang lâm nạn?

- Với mô hình công ty mẹ - công ty con thì ở những nước có trình độ quản trị kinh doanh phát triển thì đó là mô hình hợp tác tốt, phát huy sức mạnh tổng lực của các thành viên (cả về vốn, kinh nghiệm, tri thức kinh doanh...). Còn ở ta, trước hết những yếu kém trong quản lý không phải tự bản thân các TCty khắc phục được. Nếu chưa tự xây dựng cho mình trình độ quản lý tốt thì dù có gọi tên nó là gì, hình thức nào cũng khó  hiệu quả. Hơn nữa, mô hình này đòi hỏi công ty mẹ phải rất mạnh (nhất là tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh), còn thực tế ở ta rất mới mẻ. Đặc biệt, trong khi ta đang đẩy mạnh CPH thì mô hình công ty mẹ - công ty con lại là một "chỗ ẩn náu" mới để một số TCty né tránh CPH.   

- Xin cảm ơn bà.

 

(Theo Lao Động) 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Cải tổ mô hình tổng công ty nhà nước
Các tổng công ty mong muốn gì?
CÁC TIN KHÁC:
Các tổng công ty mong muốn gì? (02/11/2004)
Cải tổ mô hình tổng công ty nhà nước (02/11/2004)
Bộ Công nghiệp tăng tốc cổ phần hóa (01/11/2004)
CPH ở Cần Thơ chậm vì giám đốc sợ mất quyền lợi (29/10/2004)
Kiên quyết không để CPH khép kín (26/10/2004)
Cải cách DNNN: Động lực cần đặt vào bên trong (22/10/2004)
Vất vả cổ phần hóa DN thua lỗ (21/10/2004)
Cổ phần hóa khép kín? (20/10/2004)
Cổ phần hóa May 10: Nhà nước giữ 51% cổ phần (08/10/2004)
Cổ phần hóa - bước tiến hình thành Tập đoàn BCVT (03/10/2004)
CPH hàng loạt các nhà máy nhựa (30/09/2004)
Hà Nội gỡ rối, đẩy nhanh cổ phần hóa (30/09/2004)
"Cổ đông Nhà nước tham gia HĐQT là vấn đề đạo lý" (28/09/2004)
Kiểm tra quá trình cổ phần hóa MTS (24/09/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang