Kiên quyết không để CPH khép kín
12:27' 26/10/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chỉ thị 45-CT/T.Ư, vừa được Bộ Chính trị ký ban hành ngày 22/10 về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong hai năm 2004-2005, nêu rõ, việc bán cổ phiếu của DN phải công khai, kiên quyết không để tồn tại tình trạng cổ phần hóa (CPH) khép kín trong nội bộ DN.

Soạn: AM 179613 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Năm 2004-2005, sẽ hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, trong đó có điện lực.
Phải xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư, số cổ phần để lại bán cho người lao động trong DN và số cổ phần bán ra ngoài. Việc xác định giá trị DN CPH, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc, phải do thị trường quyết định. Những DN trong đô thị cần phải chuyển ra ngoại ô, thì nên đấu thầu hoặc đấu giá đất; số tiền thu được dành một phần hỗ trợ cho di chuyển địa điểm và đổi mới công nghệ.

Bộ Chính trị yêu cầu rà soát, bổ sung chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN); tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và mở rộng diện DNNN cần CPH; Kiên quyết điều chỉnh mạnh hơn về cơ cấu DN thông qua việc thực hiện CPH, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản, để DNNN thật sự tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng.

Chỉ thị cũng nêu rõ, cần đẩy nhanh tiến độ và mở rộng hơn diện DNNN CPH, kể cả những tổng công ty lớn trong một số ngành quan trọng, chuyển hầu hết các DN thuộc diện phải giữ 100% vốn nhà nước sang vận hành theo cơ chế công ty TNHH một thành viên là Nhà nước.

Chỉ đạo điểm việc CPH một số tổng công ty, DNNN có quy mô lớn, theo đó Nhà nước sẽ giữ cổ phần đa số, phát hành cổ phiếu để bán đấu giá thông qua thị trường chứng khoán. Cùng với đó là xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể củng cố các tổng công ty nhà nước và hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh; có chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng độc quyền kinh doanh của tổng công ty, DN lớn. Trong năm 2004-2005, xây dựng xong đề án và hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trong các lĩnh vực viễn thông, điện lực, dầu khí, xây dựng... Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế tự chủ, năng động, tự tích lũy để phát triển nhanh, có sức cạnh tranh cao.

Chỉ thị cũng nhấn mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý DNNN, nhất là đối với các tổng công ty, DN lớn; nghiên cứu, sửa đổi chế độ đãi ngộ và chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý DNNN theo hướng gắn với hiệu quả kinh doanh của DN; đồng thời có chế tài đối với những trường hợp quản lý DN kém hiệu quả.

  • H. Phương
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cải cách DNNN: Động lực cần đặt vào bên trong (22/10/2004)
Vất vả cổ phần hóa DN thua lỗ (21/10/2004)
Cổ phần hóa khép kín? (20/10/2004)
Cổ phần hóa May 10: Nhà nước giữ 51% cổ phần (08/10/2004)
Cổ phần hóa - bước tiến hình thành Tập đoàn BCVT (03/10/2004)
CPH hàng loạt các nhà máy nhựa (30/09/2004)
Hà Nội gỡ rối, đẩy nhanh cổ phần hóa (30/09/2004)
"Cổ đông Nhà nước tham gia HĐQT là vấn đề đạo lý" (28/09/2004)
Kiểm tra quá trình cổ phần hóa MTS (24/09/2004)
Được đưa nợ vào phần vốn Nhà nước khi cổ phần hóa? (23/09/2004)
DN Nhà nước: Nợ cao gấp 1,5 lần vốn (22/09/2004)
TP.HCM tăng DN lẫn qui mô vốn CPH (20/09/2004)
Sẽ cổ phần hóa Vinaphone và MobiFone (15/09/2004)
Cải cách DN nhà nước: Nhìn lại và suy ngẫm (10/09/2004)