Vất vả cổ phần hóa DN thua lỗ
07:35' 21/10/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ông Phạm Công Tham, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán (Bộ Công nghiệp), cho biết, khó khăn nhất mà ngành gặp phải khi CPH thời gian qua là có tới gần 40/100 DN(được CPH) bị lỗ, mất vốn, phải xử lý tài chính trước khi quyết định giá trị DN.

Soạn: AM 175841 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

DN thua lỗ gây khó khăn cho việc định giá khi CPH.

Theo ông Tham, đây là khâu mất rất nhiều thời gian. Một số DN bị lỗ, vốn nhà nước âm hoặc bị giảm quá lớn, sau khi xác định giá trị DN không đủ điều kiện để CPH, chúng tôi nghiên cứu chuyển sang hình thức sắp xếp khác: bán, giao, cá biệt có thể phải phá sản. Với những DN thua lỗ lớn, lại đông người lao động, chúng tôi buộc phải tìm giải pháp để vừa “cứu vốn” của Nhà nước, vừa  tránh cho người lao động  chịu cảnh thất nghiệp bằng cách tiến hành liên doanh nhằm khai thác cơ sở nhà xưởng. Vì nguyên nhân này mà đến nay, ngành mới tiến hành CPH được 1/3 DN bị thua lỗ.

Bên cạnh đó, việc CPH trong ngành công nghiệp cũng gặp khó khi một số văn bản hướng dẫn về xác định giá trị DN có nhiều điểm bất cập, không rõ ràng. Đặc biệt, việc xem xét xử lý của Bộ Tài chính đối với các đơn vị bị lỗ hoặc vốn nhà nước sau khi xác định nhỏ hơn 500 triệu đồng thường rất chậm, gây khó khăn cho tiến trình CPH.

 

Ngoài ra,  DNNN khi chuyển sang công ty cổ phần bắt buộc phải quyết toán thuế với cơ quan thuế địa phương tại thời điểm được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Phần lớn các DN đã CPH và báo cáo cơ quan thuế, nhưng cơ quan này không đáp ứng được kịp thời, do đó, cũng không thể quyết toán được tại thời điểm đăng ký kinh doanh.

 

Theo kế hoạch, năm nay, Bộ Công nghiệp sẽ tiến hành CPH 92 doanh nghiệp, vượt kế hoạch 40 DN. Tính đến thời điểm này, Bộ Công nghiệp đã tiến hành duyệt giá trị DN cho 72 DN, duyệt phương án CPH trên 52 DN. Ngoài ra, Bộ cũng đang đề nghị tiến hành CPH toàn bộ Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam. Một số DN có vốn nhà nước lớn cũng được Bộ tích cực chỉ đạo để có thể bán cổ phần lần đầu trên thị trường chứng khoán, như Tổng Công ty Điện tử và Tin học, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ.

  • H.Phương 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cổ phần hóa khép kín? (20/10/2004)
Cổ phần hóa May 10: Nhà nước giữ 51% cổ phần (08/10/2004)
Cổ phần hóa - bước tiến hình thành Tập đoàn BCVT (03/10/2004)
CPH hàng loạt các nhà máy nhựa (30/09/2004)
Hà Nội gỡ rối, đẩy nhanh cổ phần hóa (30/09/2004)
"Cổ đông Nhà nước tham gia HĐQT là vấn đề đạo lý" (28/09/2004)
Kiểm tra quá trình cổ phần hóa MTS (24/09/2004)
Được đưa nợ vào phần vốn Nhà nước khi cổ phần hóa? (23/09/2004)
DN Nhà nước: Nợ cao gấp 1,5 lần vốn (22/09/2004)
TP.HCM tăng DN lẫn qui mô vốn CPH (20/09/2004)
Sẽ cổ phần hóa Vinaphone và MobiFone (15/09/2004)
Cải cách DN nhà nước: Nhìn lại và suy ngẫm (10/09/2004)