DN Nhà nước: Nợ cao gấp 1,5 lần vốn
17:41' 22/09/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Một trong những vướng mắc hiện nay của các DN khi tiến hành cổ phần hóa (CPH) là vấn đề xử lý nợ đọng. Ông Nguyễn Đức Tặng, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), cho rằng, hiện chúng ta đang thiếu một chế tài đủ mạnh để buộc các DN phải xử lý nợ.

Theo ông Tặng, hiện nay, nợ phải trả của các DNNN thường cao gấp 1,2-1,5 lần vốn nhà nước tại DN. Thậm chí, có nhiều DN nợ gấp từ vài lần đến hàng chục lần vốn chủ sở hữu. Số nợ này chủ yếu là nợ các ngân hàng thương mại (khoảng 70%), nợ ngân sách và các khoản khác. Trong khi đó, nợ phải thu của các DNNN bằng khoảng 50-60% vốn chủ sở hữu, bằng 15-20% doanh thu hàng năm của DN. Tuy nhiên, số nợ phải thu khó đòi thường không được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán của DN.

Soạn: AM 147092 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nhiều DN đang vướng khâu xử lý nợ khi triển khai CPH.

Việc xử lý nợ của các DNNN thực hiện CPH, mặc dù Nhà nước đã có các quy định, cơ chế cụ thể, nhưng đến thời điểm này, ông Tặng cho biết, Việt Nam vẫn đang thiếu cơ chế xử lý nợ phải trả Quỹ Hỗ trợ Phát triển; quy định về nợ đọng chưa phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, như: quá hạn 2 năm mới được trích dự phòng; tổng dự phòng không quá 20% tổng dư nợ; quá hạn 3 năm mới được xử lý; phải có đủ chứng cứ mới được xử lý... Điều quan trọng, theo ông Tặng, chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để buộc DN phải xử lý nợ thường xuyên.

Tại Hội thảo về "CPH gắn với các mục tiêu sau CPH", diễn ra sáng 22/9, ông Bo Klinke, chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải cách kinh tế Việt Nam, nói: Vấn đề tái cơ cấu nợ  sẽ giúp DN hoạt động có thể đảm bảo được sự tồn tại và khả năng sinh lời trong tương lai. Bên cạnh đó, cần lập kế hoạch cho việc xử lý nợ và tái cơ cấu nợ nần được thực hiện trước khi CPH càng sớm càng tốt.

Ông Nguyễn Đức Tặng cũng nhấn mạnh, người quản lý, điều hành DN phải thường xuyên phân tích, đánh giá và xử lý nợ phải thu, phải trả; đồng thời, xử lý nghiêm nếu không làm tốt công việc này. Các ngân hàng thương mại cũng phải tích cực tham gia việc xử lý nợ của DN, tránh các vướng mắc và tồn tại, làm DN sau CPH phải gánh chịu hậu quả. Đối với DN mất hết vốn Nhà nước, tốt nhất là không nên CPH mà chuyển sang giao, bán, khoán, phá sản.

  • H.Phương

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM tăng DN lẫn qui mô vốn CPH (20/09/2004)
Sẽ cổ phần hóa Vinaphone và MobiFone (15/09/2004)
Cải cách DN nhà nước: Nhìn lại và suy ngẫm (10/09/2004)