Thị trường bất động sản cuối năm: Đã lạnh lại thêm rối!
Cập nhật lúc 14:40, 16/11/2010 (GMT+7)
Thông tư 16, hướng dẫn Nghị định 71 không thừa nhận việc mua nhà qua hợp đồng góp vốn (có hiệu lực ngày 8/8), khiến thị trường bất động sản… đang “lạnh” lại thêm… rối.
Theo hướng dẫn, hợp đồng góp vốn vào các dự án dở dang sẽ không còn được giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Cả những hợp đồng mua bán với các dự án đủ điều kiện cũng không được giao dịch, trước khi việc xây dựng hoàn thành.
Giao dịch giảm 50%
Tại các sàn giao dịch bất động sản từ tháng 10 đến nay, rất ít giao dịch được thực hiện. Ông Đoàn Chí Thanh, Giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, nói rằng, quy định vô tình “giết chết” những người trước đây đã mua nhà bằng hợp đồng góp vốn vào các dự án nhà ở.
Theo ông Thanh, khi Nghị định 71 chưa ban hành, hầu hết các dự án nhà ở tại TP HCM, thậm chí ở Đồng Nai, Bình Dương... đều bán căn hộ bằng hình thức huy động vốn trước khi làm móng. Giờ những người đã mua đồng nghĩa với việc phải ôm căn hộ, chờ giấy chủ quyền.
Giám đốc Công ty địa ốc Phú Lợi Nguyễn Văn Lợi, cho biết, từ tháng 10 đến nay, giao dịch tại công ty này giảm hơn 50%. Hầu hết khách hàng đã mua nhà đất dạng này đành “ôm hàng” chờ Bộ Xây dựng gỡ khó. “Nhiều người kẹt tiền muốn bán, nhưng không làm được hợp đồng công chứng”, ông Lợi nói.
Một sàn môi giới bất động sản tại quận 7 than: “Đầu tháng 10 đến nay, gần như không có giao dịch nào được thực hiện. Người có căn hộ, nền đất thì không thể ký gửi, người có nhu cầu không dám mua, vì không thể công chứng để sang tên hợp đồng góp vốn”.
Đường “lách”
Thực tế, các công ty địa ốc vẫn tìm đường “lách”. Để bán được nhà đất, các công ty bất động sản thường nhờ những phòng công chứng “thận cận” hoặc dễ dãi, làm công chứng ủy quyền, thay vì làm công chứng để sang tên hợp đồng.
Hình thức được nhiều công ty áp dụng, là “liều” đứng ra sang tên cho khách hàng. Điển hình như tại dự án Thái Sơn (Nhà Bè), chị Hiền, nhân viên kinh doanh của công ty này khẳng định chắc 100% là sang tên được. “Do thuế không đòi hỏi, nên công ty sẽ sang tên cho khách hàng bình thường”.
Theo luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng Luật sư Trường, nếu chỉ làm hợp đồng ủy quyền công chứng khi mua nhà, thì rủi ro rất cao với người mua. Bởi hợp đồng ủy quyền có thể vô hiệu, khi một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong hai bên chết.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn ủng hộ chủ trương của Bộ Xây dựng, nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Tuy nhiên, để không rối, doanh nghiệp kiến nghị quy định nên áp dụng với những trường hợp sau khi nghị định ra đời, còn những dự án đã thực hiện trước đó, nên để giao dịch bình thường.
(Theo Đất Việt)
"Ngấm" Thông tư 16 hướng dẫn và thi hành Nghị định 71, thị trường bất động sản vốn đóng băng càng thêm khó |
Theo hướng dẫn, hợp đồng góp vốn vào các dự án dở dang sẽ không còn được giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Cả những hợp đồng mua bán với các dự án đủ điều kiện cũng không được giao dịch, trước khi việc xây dựng hoàn thành.
Giao dịch giảm 50%
Tại các sàn giao dịch bất động sản từ tháng 10 đến nay, rất ít giao dịch được thực hiện. Ông Đoàn Chí Thanh, Giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, nói rằng, quy định vô tình “giết chết” những người trước đây đã mua nhà bằng hợp đồng góp vốn vào các dự án nhà ở.
Theo ông Thanh, khi Nghị định 71 chưa ban hành, hầu hết các dự án nhà ở tại TP HCM, thậm chí ở Đồng Nai, Bình Dương... đều bán căn hộ bằng hình thức huy động vốn trước khi làm móng. Giờ những người đã mua đồng nghĩa với việc phải ôm căn hộ, chờ giấy chủ quyền.
Giám đốc Công ty địa ốc Phú Lợi Nguyễn Văn Lợi, cho biết, từ tháng 10 đến nay, giao dịch tại công ty này giảm hơn 50%. Hầu hết khách hàng đã mua nhà đất dạng này đành “ôm hàng” chờ Bộ Xây dựng gỡ khó. “Nhiều người kẹt tiền muốn bán, nhưng không làm được hợp đồng công chứng”, ông Lợi nói.
Một sàn môi giới bất động sản tại quận 7 than: “Đầu tháng 10 đến nay, gần như không có giao dịch nào được thực hiện. Người có căn hộ, nền đất thì không thể ký gửi, người có nhu cầu không dám mua, vì không thể công chứng để sang tên hợp đồng góp vốn”.
Đường “lách”
Thực tế, các công ty địa ốc vẫn tìm đường “lách”. Để bán được nhà đất, các công ty bất động sản thường nhờ những phòng công chứng “thận cận” hoặc dễ dãi, làm công chứng ủy quyền, thay vì làm công chứng để sang tên hợp đồng.
Hình thức được nhiều công ty áp dụng, là “liều” đứng ra sang tên cho khách hàng. Điển hình như tại dự án Thái Sơn (Nhà Bè), chị Hiền, nhân viên kinh doanh của công ty này khẳng định chắc 100% là sang tên được. “Do thuế không đòi hỏi, nên công ty sẽ sang tên cho khách hàng bình thường”.
Theo luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng Luật sư Trường, nếu chỉ làm hợp đồng ủy quyền công chứng khi mua nhà, thì rủi ro rất cao với người mua. Bởi hợp đồng ủy quyền có thể vô hiệu, khi một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong hai bên chết.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn ủng hộ chủ trương của Bộ Xây dựng, nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Tuy nhiên, để không rối, doanh nghiệp kiến nghị quy định nên áp dụng với những trường hợp sau khi nghị định ra đời, còn những dự án đã thực hiện trước đó, nên để giao dịch bình thường.
(Theo Đất Việt)