,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
892252
WSF và WEF: Sự lựa chọn của Việt Nam
1
Article
null
,

WSF và WEF: Sự lựa chọn của Việt Nam

Cập nhật lúc 13:49, Thứ Bảy, 27/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 25/1, Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF) đã bế mạc tại Kenya, cũng đúng vào lúc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khai mạc tại Thụy Sĩ.

Tuy cả hai diễn đàn đều đề cập đến những vấn đề nóng bỏng hiện nay của thế giới, nhưng chỉ riêng cách lựa chọn diễn đàn để tham dự đã thể hiện quan điểm của mỗi quốc gia.

Soạn: HA 1019425 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một người Hồi giáo tham gia biểu tình tại Diễn đàn Xã hội Thế giới 2007 (ảnh: www.nadir.org)
Soạn: HA 1019429 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng thống Palestin và Phó Thủ tướng Israel bắt tay tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2007 (ảnh: www.weforum.org)

WSF: không có chương trình nghị sự

Những người tổ chức WSF 2007 xác định diễn đàn sẽ đề cập 12 chủ đề: dịch bệnh HIV/AID, phụ nữ, tư nhân hóa dịch vụ công, không đất đai, xung đột và hòa bình, nhập cư, hoài tưởng của con người, giới trẻ, nợ nần, tự do thương mại, lao động, và nhà ở.

Tuy nhiên Ban tổ chức cũng tuyên bố “Chúng ta không có chương trình nghị sự”. Khoảng 1.000 bài phát biểu sẽ được tổ chức tự do.

Kết quả là sự mất trật tự đã diễn ra, như một người trong Ban tổ chức biện minh “đó là bản chất phải có”.

Ban tổ chức WSF 2007 đã hy vọng sẽ có 160.000 người tham dự. Khi diễn đàn khai mạc, con số đại biểu đăng ký chỉ có 46.000. Tuy nhiên, một con số ước tính khác lại là 50.000 người. Đến khi kết thúc, vẫn không ai thống nhất được về thống kê số người tham dự.

Soạn: HA 1019447 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một cuộc biểu tình đòi giảm giá thức ăn phục vụ tại WSF 2007 (ảnh: AP)
Soạn: HA 1019435 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người giàu nhất thế giới, tỉ phú Bill Gates tại WEF 2007 (ảnh: www.weforum.org)

Bài ca “Tất cả miễn phí”

Trong khi đó, các công ty tham dự WEF phải đóng phí thành viên 12.500 USD/năm, phí dự họp 6.250 USD/năm. Nhưng để được là đối tác tham dự các hội nghị quan trọng, các công ty phải đóng thêm phí từ 78.000 USD đến 250.000 USD/năm. 

Sự mất trật tự “như bản chất phải có” đã đi quá đà với những sự cố trong WSF 2007.

Sự cố thứ nhất, tuy phí tham dự chỉ vỏn vẹn là 0,7 USD cho người địa phương (hoặc 7 USD cho người nước ngoài), nhưng dân địa phương biểu tình phản đối, cho là mức phí này quá cao!

Ban tổ chức WSF phải nhượng bộ bằng thông báo mở cửa miễn phí cho dân địa phương kể từ ngày thứ hai của diễn đàn. Nhưng các nhóm biểu tình đã dùng vũ lực để vượt qua cửa ngay từ ngày khai mạc.

Sự cố thứ hai, một nhóm biểu tình với bài hát đồng ca “Tất cả miễn phí” đã xông vào cướp sạch thực phẩm tại quầy phục vụ tại diễn đàn của công ty Windsor. Họ cáo buộc quầy hàng bán giá quá cao, và quầy hàng thuộc về một ông Bộ trưởng nước này. Nhóm biểu tình sau đó chuyển sang quầy hàng của Norfolk, nhưng đã bị cảnh sát chặn lại.

Lịch sử của WSF còn ghi lại năm 2001 đám đông đã chiếm lĩnh và đập phá một cơ sở thí nghiệm gien cây trồng của công ty Monsanto ở Braxin. Năm 2004 đã xảy ra xung đột sắc tộc ngay trong nội bộ diễn đàn.

Sự cố thứ ba, diễn đàn thông báo sẽ bế mạc bằng một cuộc chạy Marathon 14km. Đến ngay sát giờ bắt đầu, Ban tổ chức phát hiện ra một nhầm lẫn. Thực tế họ tổ chức cuộc chạy khởi đầu từ khu nhà ổ chuột, nhưng trang web của diễn đàn lại thông báo điểm khởi đầu là công viên. Kết quả là hỗn loạn.

Soạn: HA 1019443 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một trong những chủ đề biểu tình tại WSF 2007 là phản đối toàn cầu hóa và tự do thương mại (ảnh: Reuters)
Soạn: HA 1019445 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Yoo Huyn-Oh (phải), Tổng Giám đốc Cyworld.com (Hàn Quốc) tại WEF 2007 (ảnh: www.weforum.org)

Các nước Đông Á không tham dự WSF?

Tại diễn đàn WSF 2007, hoàn toàn không có đại diện một quốc gia nào đến từ Đông Á. Tuy nhiên, kiểm lại trong danh sách đại biểu “thường xuyên” của WSF, có một nhân vật nổi bật là ông Walden Bello đến từ Philippines, giám đốc tổ chức “Chú trọng Nam bán cầu”.

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, ông Walden Bello đã ba lần sang Việt Nam để cảnh báo Việt Nam không nên gia nhập WTO. Cũng từ tổ chức này, năm 1999 bà Aileen Kwa đã khuyên Việt Nam đừng nên tham gia WTO, vì sẽ như “một đội bóng thiếu nhi 5 tuổi đấu với đội người lớn 20 tuổi”, chắc chắn sẽ thua.

Tại WSF 2007, Tổ chức APAP công bố một khảo sát về Ethiopia, cho thấy hơn một nửa dân số 72 triệu của nước này sống với không đầy 1 USD mỗi ngày. Có 80% dân thành thị sống trong nhà ổ chuột. Khoảng 4/5 số nhà được làm bằng gỗ và bùn. Hơn 40% nhà chỉ có một phòng, 42% không có nhà vệ sinh, và 39% không có bếp. 

Khu vực Đông Á lại được đánh giá là khu vực phát triển nhanh nhất và năng động nhất thế giới. Tuy nhiên trong cộng đồng Đông Á, cho đến nay tất cả đã là thành viên WTO (chỉ còn Lào và CHDCND Triều Tiên, nhưng hai nước này cũng không tham dự WSF 2007). 

Với những người đang tham gia cuộc chạy đua và có cơ hội thắng cuộc, họ không phản đối cuộc chạy đua.

Lựa chọn của Việt Nam

Soạn: HA 1019685 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngày 27/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tiếp tại phiên toàn thể của WEF 2007 (ảnh: TTXVN)

Bất kể những ý kiến cảnh báo như trên (dù có thể đưa ra với mục đích thiện ý), Việt Nam đã gia nhập WTO. Và hôm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang dẫn đầu một phái đoàn cao cấp của Việt Nam đến dự WEF.

Vào tháng 7/2006, ông Walden Bello rất hân hoan đến trước cửa trụ sở WTO tại Geneve tuyên bố vòng đàm phán Doha của WTO đã sụp đổ. Với khẩu hiệu “Một thế giới không có WTO”, tổ chức của ông vận động mọi người chống lại việc mở lại vòng đàm phán. 

Tại Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2006, Việt Nam trở thành một địa điểm để vận động tái lập lại vòng đàm phán Doha. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã phát biểu: đây là ưu tiên cao nhất của Hội nghị.

Nếu cho là WTO gần gũi với khái niệm tự do thương mại và toàn cầu hóa, có hai cách nhìn hiện nay. Trên thế giới đang có cuộc đua lớn. Một nhóm có quyết tâm vượt lên trong cuộc đua. Nhóm kia tuyệt vọng và đòi hỏi đoàn đua phải chiếu cố, hay ít nhất là chờ đợi luật chơi thay đổi để công bằng hơn.

Nhưng có lẽ còn phải rất lâu thế giới mới có công bằng tuyệt đối. Nhất là khái niệm công bằng còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, gồm cả những người đòi hỏi nợ đã vay phải được xóa, hay phần mềm máy tính do những con người tài năng làm ra phải được phân phát miễn phí... Bao giờ những công bằng đó mới đến?

Việt Nam đã quyết định không thể chờ đợi. Và chúng ta đã có lựa chọn của mình.

  • Bùi Văn

>>> WEF và WSF: Cuộc đối đầu của hai diễn đàn thế giới
>>> Một ngày bận rộn của Thủ tướng tại Davos
>>> Thủ tướng tham gia "xây dựng chương trình nghị sự toàn cầu"
>>> Diễn đàn kinh tế thế giới: Lạc quan và bi quan?
>>>
Davos 2007: thế giới phẳng và không phẳng
>>> Các nước đang phát triển khẳng định vị thế tại Davos
>>> Diễn đàn Xã hội Thế giới tẩy chay Microsoft

Ý kiến của bạn đọc:

,
,