,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
889594
WEF và WSF: Cuộc đối đầu của hai diễn đàn thế giới
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

WEF và WSF: Cuộc đối đầu của hai diễn đàn thế giới

Cập nhật lúc 04:23, Chủ Nhật, 21/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Không phải ngẫu nhiên mà Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF – World Social Forum) năm nay được khai mạc vào ngày hôm qua 20/1 tại Nairobi, Kenya, đúng 4 ngày trước khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF – World Economic Forum) năm 2007 khai mạc tại Davos, Thụy Sĩ.

Soạn: HA 1014387 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Quang cảnh WEF 2006 tại Davos, Thụy Sĩ. (Ảnh: www.weforum.org)

Soạn: HA 1014389 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Quang cảnh WSF 2004 tại Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: www.selvas.org)

Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2007

Người Việt Nam có lẽ biết đến WEF nhiều nhất thông qua chương trình xếp hạng khả năng cạnh tranh của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cũng vào đầu năm nay, WEF đã bình chọn 250 “lãnh đạo trẻ” của thế giới, trong đó có hai người Việt Nam được nêu danh.

Thành lập năm 1971, WEF đã trở thành một diễn đàn lớn nhất thế giới để thảo luận các vấn đề toàn cầu từ chính trị, kinh tế, công nghệ, thiên tai dịch bệnh… cho đến chống khủng bố, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo.

Phiên họp thường niên của WEF năm nay, với chủ đề “Định dạng lịch trình toàn cầu: Sự chuyển dịch quyền lực”, sẽ thu hút hơn 2.400 lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp đến từ 90 nước đến chương trình thảo luận 4 ngày tại thành phố Davos của Thụy Sĩ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự WEF 2007. Theo thông báo của WEF, hiện diện tại diễn đàn cũng sẽ có Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải.

Tại WEF 2007 cũng có 24 lãnh đạo cao nhất của các quốc gia như Thủ tướng các nước Anh, Ai Cập, Thụy Điển, Ucraina, Hungary, Malaysia, Pakistan, Tổng thống các nước Iran, Braxin, Mexico, Nam Phi, Phần Lan, Liberia, Palestine, Philippines, Tanzania, Azerbaijan…

Các nhân vật khác gồm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Chủ tịch các Ngân hàng Phát triển Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Tổng Giám đốc WTO, hay hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là John Kerry và John Mc.Cain…

Soạn: HA 1014377 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bà Wangari Maathai (giải Nobel Hòa bình năm 2004) sẽ phát biểu tại WSF 2007 (ảnh: nobelprize.org).

Soạn: HA 1014379 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người giàu nhất thế giới, tỷ phú Bill Gates phát biểu tại WEF 2004 (ảnh: times-publications.com)

Diễn đàn Xã hội Thế giới 2007

WSF được tổ chức lần đầu tiên ở Braxin năm 2001 bởi những tổ chức chống lại toàn cầu hóa, ví dụ như “Hiệp hội kêu gọi đánh thuế giao dịch tài chính để tăng ngân sách hỗ trợ người nghèo” của Pháp, hay Đảng Công nhân của Braxin. (Cũng một phần nhờ thành tích tham gia sáng lập WSF mà ông Luiz Inácio Lula da Silva, lãnh đạo của Đảng Công nhân Braxin, đến năm 2003 đã thắng cử Tổng thống).

Các chủ đề của WSF thường tập trung vào phản đối toàn cầu hóa, cụ thể là phản đối các tập đoàn đa quốc gia, công bằng xã hội, nhân quyền, bình đẳng giới, xóa nợ cho các nước nghèo, tình trạng vô gia cư, nhập cư, việc làm, lương tối thiểu… Năm 2004, một trong những người tham dự và phát biểu tại WSF là giáo sư Joseph Stiglitz (giải Nobel Kinh tế năm 2001).

Năm nay, cuộc họp thường niên của WSF được tổ chức tại công viên Uhruu Park của thành phố Nairobi (Kenya). Khẩu hiệu chính của WSF 2007 là “Sự vật lộn của con người, những lựa chọn của con người - Có thể có một thế giới khác”.

Trong số ước tính trên 80.000 người tham dự WSF 2007, có hai nhân vật được chú ý nhất là mục sư Desmond Tutu (giải Nobel Hòa bình năm 1984) và bà Wangari Maathai (giải Nobel Hòa bình năm 2004).

Tuy vậy, không phải bao giờ các cuộc họp của WSF cũng kết thúc trong yên bình. Năm 2004 đã xảy ra xung đột sắc tộc giữa một số nhóm người tham gia. Còn năm 2001 đã kết thúc bằng cuộc đột nhập và đập phá một cơ sở thí nghiệm biến đổi gien của công ty kinh doanh sản phẩm sinh học nông nghiệp Monsanto.  

Soạn: HA 1014373 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khu vực đậu máy bay riêng của các vị khách dự WEF (ảnh: www.lindauer-fly.ch)

Soạn: HA 1014375 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một nhóm người đang trên đường đến dự WSF ở Kenya (ảnh: selvas.org)

Sự đối lập

Với mục tiêu là đối đầu với WEF, phiên họp hàng năm của WSF luôn được tổ chức đúng vào dịp hội nghị hàng năm của WEF, và luôn trước đó vài ngày. Các chủ đề WSF đưa ra thường nhắm vào chỉ trích quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa của WEF.

WEF luôn được tổ chức ở Thụy Sĩ, một trong những nước giàu nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người trên 33.000 USD/năm. Trong khi đó, WSF 2007 được nhóm họp tại Kenya, một trong những nước nghèo nhất thế giới, với hơn một nửa dân số 35 triệu người chỉ có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày.

Trái ngược với những buổi lễ sang trọng của WEF tại những khách sạn hạng nhất, diễn đàn WSF luôn được tổ chức tại những buổi cắm trại ngoài trời hoặc tại sân vận động.

Ngay cả phí tham dự cũng rất khác nhau. Tại WEF một công ty phải nộp phí hàng năm từ 6.250 USD đến 250.000 USD tùy thuộc mức độ tham dự (để là thành viên hay để có tham luận chính thức tại hội nghị). Còn đối với WSF 2007, phí tham dự thấp nhất chỉ là 7 USD cho một cá nhân hay 21 USD cho một tập thế.

Và giữa hai diễn đàn vẫn có những hoán đổi. Tổng thống Braxin là người tham gia sáng lập WSF, năm nay lại đến với WEF. Tổ chức Hòa bình Xanh đã tuyên bố rời bỏ WEF vì không được phát biểu ý kiến, và dự kiến họ sẽ có mặt ở WSF năm nay.

Trong thế giới đa dạng, vẫn có những điều vừa đối lập và bổ sung cho nhau một cách lý thú. Hãy chờ và xem xét những tổng kết từ hai diễn đàn năm nay.

  • Bùi Văn

Ý kiến của bạn?

,
,