Đề tài “độc chất trong nước tương” đã... đi đâu?
05:05' 01/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-  Đề tài khảo sát công phu của các nhà khoa học, giờ ai giữ, lưu trữ ở đâu… không ai biết, không ai trả lời!

Soạn: AM 47971 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công trình nghiên cứu "độc chất trong nước tương" đang ở đâu? Ảnh minh hoạ

Một chuyên gia trong lĩnh vực nước chấm cho biết, vào những năm 2002-2003, Sở Khoa học  Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh có đầu tư kinh phí cho Trung tâm dịch vụ Phân tích thí nghiệm (ASE - đơn vị trực thuộc Sở)  thực hiện đề tài khảo sát về hàm lượng các độc tố trong nước tương đang lưu hành trên thị trường. Đề tài này giao cho giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, lúc đó là Giám đốc Trung tâm ASE, làm chủ nhiệm đề tài.

Trong gần hai năm, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đã bỏ công thu thập các mẫu nước tương đang bán trên thị trường, phân tích, nghiên cứu và ghi chép tổng hợp. Quá trình thực hiện khảo cứu này rất công phu. Đề tài này được nhng người trong ngành cho là tài liệu có giá trị, rất quan trọng trong tham khảo để nghiên cứu các giải pháp khắc phục các chất độc tố trong việc chế biến, sản xuất nước tương.

Cũng theo lời chuyên gia này, khi giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn không còn giữ vị trí công tác cũ, ông đã giao nộp lại đề tài cho Trung tâm dịch vụ phân tích kiểm định và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

Sau khi “sự việc Chin-su” xảy ra, các chuyên gia và báo chí bắt đầu quay lại tìm kiếm đề tài này. Thế nhưng việc tìm kiếm của chuyên gia và báo chí đã vô vọng.

VietNamNet đã làm việc với bà Phạm Kim Phương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ kiểm định TP.HCM. Bà Phương cho biết, Sở Khoa học và Công nghệ ngày trước đầu tư kinh phí cho Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn thực hiện, nên Sở quản lý và lưu giữ đề tài.

Bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại, vẫn còn nhiều kiểu chế biến thô sơ. Đề tài của giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn khảo sát rất công phu, nhưng rất tiếc đã không được công bố! Ảnh: T.L.

Thế nhưng Sở Khoa học và Công nghệ trả lời khác. Sau khi đã fax văn bản,  chiều 29/7 phóng viên VietNamNet đã trực tiếp đến liên hệ với văn phòng Sở đề nghị cung cấp tài liệu. Bà Hoàng Thị Chúc, Chánh Văn phòng sở, không giới thiệu phóng viên làm việc với phòng ban trực tiếp, mà gọi điện thoại lên trao đổi với bà Phan Thu Nga, trưởng phòng Quản lý khoa học. Sau khi nghe bà Nga trao đổi, bà Chúc quay sang trả lời với phóng viên là Sở cũng không giữ tài liệu này.

Theo trả lời của bà Nga do bà Chúc trao đổi lại, là ngày đó, không có việc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đầu tư kinh phí cho đề tài, mà chỉ có hỗ trợ vài cuộc hội thảo. Vì vậy, Sở không quản lý, mà hiện người sở hữu đề tài vẫn là giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn.

Tuy nhiên, theo khẳng định của bà Phạm Kim Phương, đây là đề tài được Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư thực sự. “Chị Nga là người cấp tiền cho thầy Sơn thực hiện đề tài này” - bà Phương khẳng định.

Bà Phương cũng khẳng định rằng, Sở Khoa học và Công nghệ hiện vẫn đang quản lý, lưu giữ đề tài này.

Chúng tôi chưa bắt được liên lạc với giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, nhưng theo lời của một người thân cận với giáo sư, thì ông cũng không giữ trong tay đề tài này(?). Đã rất nhiều lần phóng viên gọi điện thoại vào máy cầm tay của ông, nhưng vợ của giáo sư luôn luôn tìm cách thoái thác. Bà hỏi rất kỹ người gọi là ai, làm gì, ở đâu gọi tới, gọi để làm gì?… Chúng tôi nói là phóng viên, nhờ được giáo sư tư vấn cho một số kiến thức về lĩnh vực chế biến thực phẩm, nhưng bà không chuyển điện thoại cho giáo sư tiếp chuyện, nói là đi tỉnh xa. Nhưng chúng tôi biết rất chắc rằng giáo sư hiện đang ở tại TP.HCM, vì trong trước đó vài mươi phút, ông có dùng chính điện thoại này gọi vào một máy di động khác.

Vậy đề tài này đang ở trong tay ai, đi đâu? Tại sao một đề tài khoa học mà công tác bảo quản, bảo vệ lại thiếu khoa học như vậy? Nếu đề tài đang được các cơ quản lý, thì tại sao không được công khai? Còn nếu là sở hữu của cá nhân giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, thì cũng phải xem lại tính hợp lý theo thông tin cho rằng đây là tiền bạc của Nhà nước đầu tư thực hiện.

Ở đây có vấn đề gì còn khúc mắc khiến các cơ quan chức năng không thể công bố? Hay nó đang bị một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào đó độc chiếm cho riêng mình? Bằng giác quan của người làm báo, chúng tôi có linh cảm hình như ở đây có điều gì các cơ quan chức năng vẫn muốn giấu giếm.

Trong khi tình hình nước chấm đang có vấn đề về chất lượng, nhà nước thì quản lý an toàn thực phẩm chỉ trên văn bản, người dân chưa biết tìm đâu ra nơi tư vấn, thì đề tài kia sẽ là tài liệu quý giá tư vấn sức khỏe cho cộng đồng. Thiết nghĩ, tiền triệu của nhân dân bỏ ra để nghiên cứu, nhân dân có quyền được biết kết quả nhng gì mình đã đầu tư. Còn nếu đề tài bị mất đi, thì người đứng đầu cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí, thiếu trách nhiệm.

  • Đặng Vỹ - Hương Cát

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cung vượt cầu, nguy cơ lớn trong sản xuất thép (31/07/2005)
Nước chấm ở TP.HCM: Kém chất lượng, mất an toàn! (31/07/2005)
Xuất khẩu gạo sẽ vượt đích 1 tỷ USD (30/07/2005)
Dầu khí tăng doanh thu 60% so với cùng kỳ năm ngoái (30/07/2005)
Bay thẳng từ TP.HCM tới Nagoya (29/07/2005)
Dệt may đón nhiều dự án đầu tư lớn (28/07/2005)
TP.HCM: Khu công nghệ cao thu hút đầu tư thấp (28/07/2005)
Giá thu mua sữa có thể tăng lên 4.000 đồng/kg (28/07/2005)
Đầu tư vào VN: Làn sóng thứ hai của Nhật (27/07/2005)
Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 17,4% (27/07/2005)
Pacific Airlines giảm giá vé cho đối tượng chính sách (27/07/2005)
Hà Nội sẽ xây dựng đường sắt đô thị (27/07/2005)
Đã ký được hợp đồng xuất khẩu 4,1 triệu tấn gạo (27/07/2005)
“Mở cửa bầu trời” cạnh tranh với khu vực (27/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang