Na Uy muốn hợp tác về kinh tế biển
20:27' 04/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Các doanh nghiệp Na Uy đánh giá cao về tiềm năng hợp tác của Việt Nam và quan tâm đến lĩnh vực đầu tư dầu khí, tàu biển, thủy sản và thủy điện ở Việt Nam.

Soạn: AM 187804 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Finn Bergesen, Tổng Giám đốc của Nghiệp đoàn Kinh doanh và Công nghiệp Na Uy. Ảnh: M.Q

Tháp tùng Vua và Hoàng hậu Na Uy trong chuyến thăm Việt Nam là 130 DN. Các DN đến từ vùng đất Bắc Âu xa xôi này hiểu gì và đánh giá như thế nào về Việt Nam, cũng như họ có ý định đầu tư ra sao ở quốc gia thuộc Đông Nam Á này? VietNamNet đã có buổi trò chuyện với ông Finn Bergesen, Tổng Giám đốc của Nghiệp đoàn Kinh doanh và Công nghiệp Na Uy (NHO), một tổ chức có hoạt động tương tự như Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), về những vấn đề nói trên.

- Đoàn DN Na Uy vào Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư với sự quan tâm ở 4 lĩnh vực được xem là tầm cỡ. Ông nghĩ rằng những ngành này sẽ mang lại lợi ích đầu tư cho các DN Na Uy?

- Ông Finn Bergesen: Việt Nam và Na Uy có đặc điểm địa lý gần giống nhau, đó là có bờ biển dài. Chính đặc điểm này tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho những lĩnh vực có liên quan đến biển, như dầu khí, đóng tàu, thủy sản và thủy điện... Và những lĩnh vực này hiện đang phát triển mạnh ở Na Uy.

Tương tự Na Uy, Việt Nam có thềm lục địa với trữ lượng dầu khí đang được khai thác, đóng tàu cũng rất phát triển, và chế biến, xuất khẩu thủy sản đang là thế mạnh. Nếu kết hợp được sức mạnh của cả hai nước, tôi nghĩ rằng sẽ mang lại giá trị đầu tư cho DN của hai nước. Hơn nữa, chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam cũng muốn phát triển những lĩnh vực này, vì vậy chúng tôi muốn hợp tác với DN Việt Nam.

Vương quốc Na Uy

Diện tích: trên 386.000km2

Dân số: 4,5 triệu người

Chiều dài bờ biển: 2.650km

- Dường như sự hợp tác thuần túy là sự tham gia đầu tư của DN Na Uy hơn là ...?

- Ông Finn Bergesen: Chúng tôi xác định cụ thể sự hợp tác theo hình thức gì, nhưng sự hợp tác đó xuất phát từ những lợi thế của hai bên. Phía Na Uy có thế mạnh về công nghệ, trong khi đó Việt Nam có lợi thế về lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế về thị trường, nhiều hơn gấp 20 lần thị trường của Na Uy, lại rất có khả năng mở rộng sang thị trường khác trong khu vực.

- Như vậy tại sao không là thì trường khác trong khu vực mà lại là Việt Nam thưa ông ?

- Ông Finn Bergesen: DN Na Uy xem châu Á là khu vực thị trường mới, vì vậy chúng tôi hướng đầu tư và kinh doanh vào khu vực này. Ở châu Á, chúng tôi quan tâm đến thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Kế đến là Việt Nam, vì đây là thị trường mới nổi lên và có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng, điều này hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển tiếp theo cho cả nền kinh tế quốc gia và các nhà đầu tư.

Thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Na Uy còn rất hạn chế, đạt 80 triệu USD năm 2003 (556 triệu krone Na Uy), trong đó phần lớn là Na Uy nhập khẩu hàng từ Việt Nam. Việt Nam xuất sang Na Uy các mặt hàng như giày dép, quần áo và đồ gỗ. Tuy nhiên, thương mại giữa hai nước tăng đáng kể từ cuối những năm 1990 và có giảm sút chút ít  năm 2001-2002. Các mặt hàng Na Uy xuất sang Việt Nam gồm chất dưỡng cây, cá và hải sản, máy điện.

Nguồn: Nhà Xuất bản Thế giới

Việt Nam giống Trung Quốc 10 năm trước đây khi bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự chênh lệch giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay không phải là vấn đề làm cho nhà đầu tư ngần ngại vào Việt Nam, mà thực tế đó là cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư.

- Nếu cho rằng, Việt Nam là thị trường tiềm năng nhờ dân số đông, lao động rẻ, có tay nghề, nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, thì ông có cho rằng, DN Na Uy quá trễ khi bắt đầu nghĩ đến Việt Nam, vì rất nhiều nhà đầu tư khác đã có mặt ?

- Ông Finn Bergesen: Tôi không cho là trễ, mà bây giờ là thời điểm thích hợp cho kế hoạch làm ăn tại Việt Nam, mặc dù sẽ có nhiều thách thức đối với nhà đầu tư chúng tôi. Thách thức lớn nhất đó là Việt Nam chưa tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và vì vậy, những nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ chưa được tham gia bình đẳng trong cùng một sân chơi với các nhà đầu tư ở những nước thành viên của tổ chức này.

Ngoài ra, Việt Nam còn có những thách thức như vấn đề môi trường, thiếu năng lượng...

Xin cám ơn ông!

  • Minh Quang
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
VASEP: DOC phải phân loại tôm khi tính tỷ lệ phá giá! (03/11/2004)
Trạm biến áp Nhà Bè - Tao Đàn bắt đầu đóng điện (03/11/2004)
Oxfam: Vào WTO, Việt Nam đang bị các nước giàu "ép" (03/11/2004)
Bán hàng trực tiếp giá rẻ (02/11/2004)
Từ 7h tối 1/11: Xăng tăng thêm 500 đồng/lít (01/11/2004)
Thu nhập từ lúa mạch gấp đôi trồng lúa (01/11/2004)
Tour VN cao giá vì Hàng không chưa "kết" Du lịch? (01/11/2004)
HSBC với những "toan tính" từ cuộc đua thuyền (31/10/2004)
Đua thuyền buồm: Việt Nam đứng thứ 6 (30/10/2004)
Một máy bay Airbus gặp sự cố khi hạ cánh (30/10/2004)
DNNN thua lỗ 3 năm liền sẽ bị giải thể (30/10/2004)
Ngân hàng ''đòi nợ'' các DN giao thông (29/10/2004)
Tiểu đô thị - xu hướng kinh doanh nhà đất mới (29/10/2004)
Triển lãm "gọi" đầu tư cho dầu khí và điện (27/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang