Việt Nam phát triển đội tàu vận tải dầu thô
17:31' 29/09/2003 (GMT+7)

Hầu hết các tàu vào nhận dầu thô tại mỏ Bạch Hổ có trọng tải từ 90.000-110.000 DWT.

Nhằm đảm bảo vận chuyển đủ dầu thô từ thềm lục địa Việt Nam cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và một phần cho xuất khẩu, PetroVietnam dự kiến từ nay đến năm 2005 sẽ đầu tư phát triển thêm 5 tàu chở dầu thô loại Aframax trọng tải 100.000 DWT, 2 tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải 30.000 DWT và 2 tàu chở khí hóa lỏng (LPG).

Ông Bùi Thọ Mạnh, Giám đốc Công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans Co.), cho biết đội tàu trên sẽ được đầu tư phát triển lên 10 chiếc vào năm 2020. 

Trong thời gian vừa qua, 99% lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam vẫn do đội tàu nước ngoài vận chuyển, trong khi mỗi năm sản lượng dầu thô được khai thác của Việt Nam 16-17 triệu tấn bởi vậy nhu cầu thành lập đội tàu vận chuyển dầu thô trở nên cấp thiết.

Tháng 4/2003, PV Trans Co đã mua tàu chở dầu thô đầu tiên loại Aframax mang tên Poseidon M, là tàu dầu lớn nhất và hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Tàu có đáy đôi, mạn kép, trọng tải 96.125 tấn, dài trên 235m, rộng gần 42m và cao 20m. Tàu Poseidon M đã hoạt động liên tục và đã vận chuyển được nhiều chuyến sang Australia, Singapore, Thái Lan với doanh thu 3,6 triệu USD.

Ông Mạnh cũng cho biết xu hướng chung của các hãng tàu trên thế giới hiện nay là sử dụng loại tàu Aframax chở dầu thô có trọng tải 90.000-110.000 DWT và đã qua thời gian sử dụng dưới 15 năm để giảm cước phí vận tải, và phù hợp với khả năng ra vào các cảng biển quốc tế. Đó cũng là loại tàu kinh doanh có hiệu quả nhất đối với việc phát triển đội tàu chở dầu thô Việt Nam.

Từ năm 1998 đến nay, hầu hết các tàu vào nhận dầu thô tại mỏ Bạch Hổ có kích cỡ trung bình, và có trọng tải từ 90.000-110.000 DWT. Cảng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã được thiết kế và xây dựng để tiếp nhận các tàu chở dầu thô có trọng tải 90.000-110.000 DWT.

Công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans Co.) được thành lập giữa năm 2002 với mục tiêu bảo đảm vận tải tối thiểu 30% khối lượng dầu thô xuất khẩu, vận tải dầu thô cho các nhà máy lọc dầu trong nước, tiến tới tham gia vào thị trường vận tải dầu thô thế giới và khu vực.

(Theo TTXVN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chưa tính được sóng cho dự án kè chắn cát cảng Dung Quất (29/09/2003)
Quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển Điện Bàn - Hội An (29/09/2003)
Dọn đường cho công ty mẹ để vực dậy DNNN (29/09/2003)
Hải Phòng khánh thành cầu Kiền (29/09/2003)
Hạ thuỷ giàn khoan dầu khí hiện đại nhất do Việt Nam chế tạo (29/09/2003)
Đất mặt tiền đường 32 được đền bù 11 triệu đồng/m2 (29/09/2003)
Bán lá chuối vào thị trường Mỹ (28/09/2003)
Giá thuê văn phòng ở TP.HCM đứng thứ 5 châu Á (28/09/2003)
Quá lãng phí tài sản tịch thu! (28/09/2003)
Nhà đất mua bán chậm, giá tăng (28/09/2003)
Ngành may thiếu việc chờ hàng (27/09/2003)
Nông dân có thể kiện các công ty bán bò kém chất lượng (27/09/2003)
Thiếu nguyên liệu, nhà máy đường Quảng Bình phải di dời (27/09/2003)
Bộ Chính trị vận động dân mua trái phiếu chính phủ (27/09/2003)
Giá cao su sẽ còn tăng (27/09/2003)
Tro ve dau trang