Hoa Đà Lạt long đong!
10:45' 27/09/2003 (GMT+7)

Hoa Rạng Đông, một loại hoa đẹp của Đà Lạt.

Từ bao năm nay, hoa Đà Lạt vẫn "dậm chân tại chỗ" về thị trường tiêu thụ, nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại của "ngành" hoa Đà Lạt chưa được quan tâm đúng mức.

Ví như dịp Tết vừa qua, thị trường Hà Nội yêu chuộng loại hoa hồng tỷ muội (hoa nhỏ, nhiều màu, đơm nhiều bông trên một cành), đây là một trong những giống hoa Đà Lạt đã trồng từ lâu nhưng do thiếu thông tin về thị trường, mà giới sản xuất, kinh doanh hoa Đà Lạt đã bỏ ngỏ thị trường này cho hoa Trung Quốc.

Tiếp thị còn là nguồn cung cấp những thông tin cần thiết giúp người nông dân có kế hoạch điều chỉnh giống hoa, số lượng hoa cho phù hợp với thị trường, tránh những mùa vụ trùng lặp loại hoa với những địa phương khác khiến cung vượt quá cầu, hoa mất giá. Đây là điều nông dân Đà Lạt hay vấp phải và sản xuất theo quán tính, thấy loại nào có giá là trồng. Không những thế tiếp thị và xúc tiến thương mại còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoa bởi qua thông tin nhiều chiều, người trồng nắm bắt được những kỹ thuật mới, những chủng loại mới, phương pháp canh tác tiên tiến, hiện đại. Nếu muốn hoa đủ chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài, những nước đòi hỏi chất lượng, giá trị thẩm mỹ cao như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan... hoa Đà Lạt còn phải đảm bảo là hoa sạch, hoa không sử dụng những chất bị cấm chăm sóc. Để đảm bảo yêu cầu này người nông dân không thể tự tìm hiểu, nắm bắt được mà phải nhờ vào nguồn cung cấp thông tin của các cơ quan hữu quan, phía đối tác.

Trong điều kiện thực tế của Đà Lạt hiện nay, việc tiếp thị và xúc tiến thương mại một cách có quy mô và hoàn chỉnh là một việc không dễ dàng. Thế nhưng, có rất nhiều việc có thể làm ngay để đặt nền móng ban đầu cho một thị trường mở của hoa Đà Lạt. Trước hết, rất nhiều người trồng hoa mong muốn thành lập một Hiệp hội, hay là một tổ chức tương tự đại diện cho quyền lợi của người trồng hoa. Đây sẽ là tổ chức có chức năng cung cấp thông tin về thị trường giá cả, giống mới, kỹ thuật mới, định hướng xu thế, cầu nối giữa người trồng hoa với thị trường trong nước và ngoài nước... phát triển ngành nông nghiệp trồng hoa Đà Lạt phát triển bền vững.

Một phương pháp tiếp thị, xúc tiến thương mại với chi phí thấp và hiệu quả cao hiện nay là sử dụng thông tin hiện đại, cụ thể là sử dụng "xa lộ thông tin Internet". Đã có hàng trăm website kiểu như: traicay.com; xoaibuoi.com; langbianglan.com... tại sao không là hoadalat.com chẳng hạn? Đà Lạt cũng đã có cá nhân tự đầu tư xây dựng trang web riêng giới thiệu về sản phẩm hoa lan của mình và mang lại hiệu quả cao, gọi nôm na là "kinh doanh hoa qua mạng", đó là một mô hình làm ăn trong thời hiện đại mà người sản xuất, kinh doanh hoa Đà Lạt cần phải tiếp cận và học hỏi.

(Theo Nông Nghiệp)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thiết kế cảng Chân Mây, Dung Quất có an toàn? (26/09/2003)
Sẽ có hệ thống thông tin quốc gia về làng nghề (26/09/2003)
Ngừng cấp visa một số lô hàng dệt may (02/10/2003)
Xác nhận hàng hoá được ưu đãi thuế từ ASEAN (26/09/2003)
TP.HCM thực hiện "cuộc cách mạng" về quản lý xây dựng (26/09/2003)
Triển lãm máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông (26/09/2003)
Tập đoàn bất động sản Mỹ mở văn phòng tại Việt Nam (26/09/2003)
2,69 tỷ USD đầu tư dự án Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (26/09/2003)
TP.HCM sẽ hình thành các "tiểu đô thị công nghiệp" (26/09/2003)
Ngành dệt may hoàn thành sớm chỉ tiêu xuất khẩu cả năm (26/09/2003)
TP.HCM sáp nhập doanh nghiệp nhà nước quá chậm (26/09/2003)
Cà Mau công bố biểu giá đất mới (26/09/2003)
Gần 1 triệu USD cho phân tích chính sách tài chính (26/09/2003)
Để khê đọng hạn ngạch, DN sẽ bị phạt nặng (25/09/2003)
Xây dựng chợ giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (25/09/2003)
Tro ve dau trang