Cơ hội để mua sắm thiết bị tại Triển lãm Power-Gen ASIA 2003
19:20' 24/09/2003 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Nguyễn Xuân Chuẩn (giữa) và các DN nước ngoài tham quan gian hàng của Tổng công ty Than Việt Nam.

Triển lãm năng lượng quốc tế Power-Gen ASIA được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam đã khai mạc sáng 23/9. Nhiều loại công nghệ, thiết bị hiện đại được giới thiệu tạo cơ hội tiếp cận cho ngành năng lượng Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức: Chúng ta cần phải có định hướng đúng để vượt qua những chặng đường dài, đuổi theo các nước tiên tiến.

Cơ hội tiếp cận công nghệ mới

Power-Gen ASIA 2003 cũng là triển lãm ngành năng lượng lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Trên 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước có gian hàng tham dự, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Siemens, Dutch Gas, Doosan Heavy Industries, Ansaldo Energia...Rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài đã nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam.

TS Nguyễn Xuân Chuẩn, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, đánh giá: Power-Gen Asia 2003 là diễn đàn  giao lưu lý tưởng để cho các đơn vị trong nước và quốc tế trao đổi ý tưởng, tạo điều kiện phát triển ngành năng lượng Việt Nam. Với 39 dự án đang tiến hành, Bộ Công nghiệp xem đây là  cơ hội chính để mua sắm thiết bị. Về tiềm năng, Việt Nam có trữ lượng than là 37 tỉ tấn, trong đó 3-5 tỉ tấn ở bề mặt 500m. Trữ lượng dầu khí tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam, khoảng 2,3 tỉ tấn, đã xác định từ 615-957 triệu tấn, trữ lượng gas 1,2-1,5 tỷ mét khối, đã xác định 600 triệu mét khối, thuỷ điện 300 tỷ Kwh, đã khai thác sử dụng 50-70 tỷ Kwh.

Công ty điện lực TP.HCM sửa chữa đường dây cao thế qua sông Sài Gòn.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Chuẩn cho biết: "Đây là triển lãm lớn với rất nhiều tập đoàn danh tiếng thế giới tham gia. Tôi đã chú ý nhiều vào các công nghệ hiện đại như loại tuốcbin thuỷ điện mới của Nhật, công nghệ sử dụng chất thải (rạ, bã mía) của Hàn Quốc...Chúng ta chủ yếu đóng vai trò khách hàng, chọn những thiết bị tiên tiến để đầu tư cho ngành năng lượng, đồng thời tìm đối tác phù hợp với yêu cầu phát triển ngành".

 Điều đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam như Công ty TNHH Minh Long, Công ty cổ phần Vĩnh Thịnh... tuy tầm vóc còn khiêm tốn so với những "người khổng lồ" nước ngoài nhưng cũng cố gắng chen vai để tự quảng bá sản phẩm của mình như các loại máy phát điện nhỏ phù hợp với điều kiện của các địa phương...

Còn nhiều thách thức

Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tham dự triển lãm.

Tiến sĩ Anil Malhatra, cố vấn World Bank, nhận xét: Mức tăng trưởng ngành điện Việt Nam những năm qua đạt mức rất cao: 14,5% năm 2000, 15% năm 2001 và 16% năm 2002. Việt Nam điện khí hoá nông thôn rất nhanh. Mức tổn thất điện từ 25,6% năm 1992 giảm còn 14% năm 2002. Tuy nhiên, so với các quốc gia  khác thì mức tiêu thụ bình quân trên đầu người còn thấp, chỉ bằng 1/4 Thái Lan, 1/8 Hàn Quốc và 1/40 Mỹ.

Ông Anil Malhatra cho rằng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, cần có nhiều nỗ lực để cân bằng cung cầu, khắc phục những thiếu hụt tài chính để tăng tốc theo hướng thị trường có cạnh tranh. Theo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, với nhu cầu năng lượng dự kiến tăng 10-11% trong 10 năm tới, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung khoảng 1.000KW công suất liên tục cho đến 2013, vốn đầu tư cần 2 tỷ USD mỗi năm.  Tổng công ty sẽ nâng khả năng cung cấp từ 8.759MW hiện nay lên 21.000MW vào năm 2010 và 35.000MW vào 2030 để theo kịp mức cầu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Chuẩn, dự báo từ năm 2010- 2020 mức tăng cầu năng lượng Việt Nam từ 7-7,5%/năm. Việt Nam sẽ đa dạng hoá các nguồn năng lượng trong nước, đảm bảo phát triển độc lập, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các loại hình đầu tư BOT, liên doanh... Ngành năng lượng Việt Nam đang tạo ra một thị trường cạnh tranh và thu hút nhiều nguồn tài chính khác nhau để đầu tư. Việt Nam có đủ khả năng phát triển bền vững nguồn năng lượng và kiểm soát ô nhiễm

(Theo Lao Động)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Từ 1/1/2004, áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế (24/09/2003)
Ảnh hưởng không lớn đến thương mại với Việt Nam (24/09/2003)
Xuất khẩu dệt may sang Nhật tăng trở lại (24/09/2003)
Giá vàng tăng, ngân hàng khó vay vốn hơn (24/09/2003)
TP.HCM lấy đâu ra 175.000 tỷ đồng xây dựng cầu đường? (24/09/2003)
Hội nghị đường sắt ASEAN sẽ được tổ chức tại Hà Nội (24/09/2003)
TP.HCM sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 11% (24/09/2003)
Các dự án xây dựng "đụng" đâu sai đó (24/09/2003)
Ngành thép và cuộc 'sửa mình' khắc nghiệt (24/09/2003)
Khai thác tiềm năng phát triển vùng biên giới Việt - Lào - Campuchia (24/09/2003)
Nâng giá xi măng không phải là lối thoát (24/09/2003)
Hà Nội thu hồi 34.000 m2 đất mở rộng quốc lộ 32 (24/09/2003)
Tập trung ngăn chặn thuốc lá giả nhập lậu (23/09/2003)
Máy soi tiền bán chạy (23/09/2003)
Miền Trung có thêm một khu du lịch - thương mại - thể thao (23/09/2003)
Tro ve dau trang