Ngành thép và cuộc 'sửa mình' khắc nghiệt
11:11' 24/09/2003 (GMT+7)

"Ngành thép cần phải thấy những khó khăn này là sự tôi luyện".

Sau loạt bài về khó khăn của ngành thép trên đường hội nhập, ông Phạm Chí Cường, phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, đã có cuộc trao đổi thêm với báo giới về hướng phát triển tới đây của ngành thép. Mở đầu câu chuyện ông Cường cho rằng: "Cần phải thấy những khó khăn này là sự tôi luyện trưởng thành và để vững tin hơn".

Ông Cường nói tiếp: Đúng là thép xây dựng cung đã vượt cầu. Đây là hậu quả của việc chính các chủ đầu tư và cơ quan phê duyệt dự án (địa phương và ngành chủ quản) đã bỏ qua cảnh báo của giới chuyên môn và chiến lược chung của ngành thép. Họ sẽ buộc phải tháo gỡ theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chuyển hướng phát triển lâu dài với chiến lược sản xuất những sản phẩm thép mà thị trường chưa có hoặc luyện phôi... Nói chung đây sẽ là cuộc "sửa mình" khá khắc nghiệt.

Tình trạng mất cân đối trong đầu tư này sẽ làm sai lệch chiến lược và nếu không điều chỉnh được, sức phát triển của ngành thép sẽ rất xấu, kèm những tác động tiêu cực khác đến ngành công nghiệp nặng nước nhà.

- Thưa ông đã mất cân đối như vậy thì sao nay chính Tổng công ty Thép Việt Nam lại đang cho ra đời những dự án thép cán mới?

Nay phần lớn những nhà máy thép cán có công nghệ lạc hậu. Nền công nghệ này đã từng bước hoàn thành sứ mệnh của mình trong lúc giao thời và chúng sẽ dần được loại bỏ. Để hội nhập chúng ta phải trang bị những dây chuyền công nghệ hiện đại và đấy là lý do ra đời những dự án thép cán mới. Công nghệ cũ thì ta thừa nhưng công nghệ mới thì ta thiếu.

- Vậy chúng ta ngăn chặn tình trạng các dự án cứ tự nhiên ra đời nằm ngoài sự chi phối của ngành chủ quản ra sao?

Tình trạng này xảy ra khi thị trường thép xây dựng quá dồi dào, bảo hộ lớn và lâu dài. Cộng thêm một số nhận thức của cán bộ địa phương, chủ đầu tư về chiến lược thị trường thép chưa đầy đủ. Nhưng nay những ưu đãi dần tháo bỏ và theo tôi cơn biến động giá phôi hiện nay đã cảnh báo và "giáo dục" một cách hữu hiệu nhất cho các nhà đầu tư thấy rằng trong kinh tế thị trường không thể đổ tiền theo hướng dây chuyền được. Đó là bài tập dượt khá bổ ích trước khi hội nhập AFTA và tình trạng đầu tư ồ ạt cho thép cán sẽ chấm dứt.

-Theo ông bao giờ chúng ta mới làm chủ được cái gốc của ngành thép?

Các cơ quan cấp trên đã phê duyệt mục tiêu của ngành thép đến năm 2005 sản xuất được 1,5 triệu tấn phôi, đáp ứng 50% nhu cầu. Đến năm 2020 sản xuất được 2,5 triệu tấn phôi và tiếp đến là hoàn thành dự án khu liên hợp luyện kim. Dự án này sẽ đảm bảo trọn gói từ khai thác quặng đến thép thành phẩm và khi đó ta sẽ làm chủ được nguồn phôi.

- Thưa ông, các dự án này đã được thực hiện đến đâu?

Nay hai dự án luyện phôi công nghệ Tây Âu của Tổng công ty thép ở Phú Mỹ và Cái Lân với tổng công suất 1 triệu tấn/năm đã bước vào hoàn tất giai đoạn cuối, dự kiến năm 2004 sẽ hoạt động. Cộng thêm khoảng 500.000 tấn phôi nữa của cụm công nghiệp thép Cửu Long (Hải Phòng) và thép Hoà Phát đang xây dựng thì đến năm 2005 chúng ta sẽ có 2 triệu tấn phôi/năm (nay đã có 500.000 tấn) là vượt chỉ  tiêu. Dự án khu liên hợp luyện kim kết hợp với nhiều hãng nước ngoài (như với Nga về khảo sát, khai thác mỏ; với Nhật về luyện, cán...) đang tiến hành thảo luận, lập luận chứng, phương án cụ thể để thực thi. Nói chung mọi bước đi đều có tiến độ và kết quả khả quan.

- Xin ông cho biết nguồn nguyên liệu phôi của nước ta có dồi dào?

Bên cạnh việc khai thác quặng ở các mỏ có trữ lượng được đánh giá là trung bình thì ta sẽ có những hệ thống doanh nghiệp nhập khẩu và phá dỡ tàu cũ, ô tô cũ để láy thép phế. Nói chung lĩnh vực này có tính khả thi cao.

- Ngành thép sẽ giải bài toán lớn về công nghệ như thế nào?

Từng bước loại bỏ những dây chuyền lạc hậu, thay thế công nghệ hiện đại. Song song với luyện phôi; Tổng công ty thép đang xúc tiến các dự án cán thép tấm, thép lá, cán nguội và cán nóng. Với các nhà máy cũ như Gang thép Thái Nguyên, Thép miền Nam đang nâng cấp giai đoạn hai. Tổng vốn đầu tư đến năm 2010 đang trình khoảng 2,7 tỷ USD... Tóm lại, khó khăn hiện nay là có thật nhưng không quá ghê gớm hay không lường được mà chỉ mang tính thử thách, tôi luyện các doanh nghiệp trước bước ngoặt mới. Chúng ta đã chờ đón và sẵn sang đối phó với nó. Qua biến động này chúng ta cũng thấy rõ mình hơn và tin tưởng hơn.

(Theo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khai thác tiềm năng phát triển vùng biên giới Việt - Lào - Campuchia (24/09/2003)
Nâng giá xi măng không phải là lối thoát (24/09/2003)
Hà Nội thu hồi 34.000 m2 đất mở rộng quốc lộ 32 (24/09/2003)
Tập trung ngăn chặn thuốc lá giả nhập lậu (23/09/2003)
Máy soi tiền bán chạy (23/09/2003)
Miền Trung có thêm một khu du lịch - thương mại - thể thao (23/09/2003)
Tháng 9 giá tiêu dùng tăng 0,1% (23/09/2003)
Cá ngựa trước nguy cơ tuyệt chủng (23/09/2003)
Xuất khẩu thủy sản vào EU tăng 67% (23/09/2003)
ĐBSCL sẽ chỉ còn 700.000-800.000ha đất ngập mặn (23/09/2003)
Gạo xuất khẩu Việt Nam đang vững giá (23/09/2003)
Đã huy động 1.250 tỷ đồng trái phiếu đô thị TP.HCM (23/09/2003)
Từ 1/11, tổng kiểm tra mặt hàng điện thoại di động (23/09/2003)
Quy định lệ phí cấp phép hoạt động điện lực (23/09/2003)
Số phận 40 nhà máy đường sẽ ra sao? (23/09/2003)
Tro ve dau trang