Những con thiêu thân trong ngành thép
07:27' 01/09/2003 (GMT+7)

Khó khăn cho nhiều công ty thép là sự đầu tư nóng vào ngành cán thép dẫn đến tình trạng thừa công suất.

Sau khi Chính phủ quyết định tạm ngưng đầu tư vào ngành thép xây dựng vào năm 2000, năng lực sản xuất thép xây dựng của Việt Nam đã tăng thêm hai triệu tấn. Nhiều nhà máy thép mới đang rơi vào tình trạng thua lỗ.

Pomihoa, nhà máy cán thép lớn nhất Việt Nam có công suất thiết kế 400.000 tấn/năm ở Ninh Bình, đang đứng trên bờ vực phá sản. Cơn biến động thất thường của giá phôi thép nhập khẩu trong những tháng đầu năm nay, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt ở một thị trường mà năng lực sản xuất gần gấp đôi nhu cầu tiêu thụ, khiến cho Pomihoa thấy đuối sức. Nhà máy cán thép của Polihoa chỉ mới hoạt động được hơn nửa năm và tháng 6/2003 chủ đầu tư đã đề nghị bán lại toàn bộ nhà máy cho Tổng công ty Thép Việt Nam, để sớm rút khỏi lĩnh vực sản xuất thép.

Pomihoa không phải là doanh nghiệp duy nhất đang đối mặt với khó khăn. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm nay hầu hết những doanh nghiệp mới đang bị thua lỗ nặng. Số còn lại tuy không lỗ, nhưng mức lãi đã giảm mạnh so với các năm trước đó. Ông Nguyễn Trọng Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty Vinakyoei, dự báo năm nay công ty có khả năng chỉ còn lãi khoảng 1 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức lãi 7 triệu USD một của năm 2001 và gần 5 triệu USD năm 2002.

Quý I/2003, giá phôi thép trên thị trường thế giới đột ngột tăng lên trên 300USD/tấn. Nhiều doanh nghiệp lo ngại giá phôi thép sẽ còn tiếp tục tăng nên đã ký hợp đồng nhập dự trữ gần 50.000 tấn phôi. Nhưng trái với dự đoán, đến đầu quý 2/2003 giá phôi chẳng những không tăng mà còn giảm xuống dưới 270 USD/tấn, giá thép xây dựng trong nước cũng giảm theo, làm nhiều công ty thép bị thua lỗ.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do gây khó khăn cho nhiều công ty thép, mà nguyên nhân chính là ở sự đầu tư nóng vào ngành cán thép dẫn đến tình trạng thừa công suất. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năng lực sản xuất thép xây dựng của Việt Nam hiện khoảng 4,5 triệu tấn, còn nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong năm nay chỉ vào khoảng 2,6-2,7 triệu tấn.

Cuối năm 2000, Chính phủ đã quyết định tạm ngưng đầu tư xây dựng thêm những nhà máy sản xuất thép xây dựng, ngoại trừ những dự án nằm trong quy hoạch đã được duyệt. Vì theo tính toán của Bộ Công nghiệp, với công suất 2,5 triệu tấn/năm vào thời điểm đó, công với các dự án đã được lên kế hoạch xây dựng, năng lực của ngành thép xây dựng đã thừa sức đáp ứng nhu cầu của thị trường đến năm 2005.

''Nhưng nhiều bộ, ngành và địa phương đã bỏ ngoài tai khuyến cáo của Chính phủ'', một nhà doanh nghiệp trong ngành thép nói. Chỉ trong vòng 2 năm, công suất của ngành sản xuất thép xây dựng đã tăng thêm 2 triệu tấn. Nhiều dự án thép mới không nằm trong quy hoạch của Bộ Công nghiệp, nhưng vẫn được các bộ, ngành và địa phương quyết định cho đầu tư.

Có lẽ do bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao của ngành thép xây dựng trong những năm 1999-2002, nên nhiều người đã lao vào ngành này như con thiêu thân. Nhưng năm qua, ngành thép xây dựng, với mức thuế nhập khẩu cộng với phụ thu đến 40%. Giá phôi thép nhập rẻ, khoảng 4.500-4.700 đồng/kg. Nhờ đó, ngành thép xây dựng có lãi lớn. Năm ngoái, chỉ riêng Tổng công ty Thép Việt Nam và 13 công ty liên doanh đã có tới 522 tỷ đồng, mặc dù đây chưa phải là năm ngành thép có mức lãi suất cao nhất. Một quan chức của Hiệp hội Thép Việt Nam nói: ''Thấy lãi lớn như vậy, nhiều địa phương đã phớt lờ lệnh tạm ngưng của Chính phủ để cho ra đời một loạt nhà máy cán thép nhỏ, công suất khoảng 20.000-30.000 tấn/năm. Một số công ty thì lấy lý do đầu tư để sản xuất thép chất lượng cao dừng cho ngành công nghiệp chế tạo, nhưng thực tế sản phẩm xuất xưởng chỉ là thép xây dựng thông thường''.

Nhưng từ sau năm 200, khi tốc độ đầu tư vào ngành thép xây dựng tăng lên, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng bắt đầu giảm. Đến năm 2003, tốc độ tăng nhu cầu thép xây dựng của thị trường chậm hẳn lại, chỉ còn khoảng 10% không còn tăng 15-20% như những năm trước. Tình hình này đã đẩy các công ty thép vào cuộc cạnh tranh sống chết về giá.

Từ tháng 4/2003 đến nay Hiệp hội thép Việt Nam đã hai lần họp với các hội viên để thống nhất không hạ giá bán xuống dưới 6.000 đồng/kg, nhưng giá thép vẫn cứ tiếp tục hạ. Trong cuộc cạnh tranh này, nhiều doanh nghiệp mới tuy có thiết bị và công nghệ hiện đại không kém các doanh nghiệp đi trước, nhưng vẫn không đấu lại với những công ty cũ đã có chỗ đứng trên thị trường, kinh nghiệm quản lý tốt hơn và chi phí khấu hao tính vào giá thành thấp.

Hai năm tới, Tổng công ty Thép Việt Nam sẽ vào cuộc với hai dự án luyện cán thép lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh, với tổng công suất một triệu tấn phôi là 800.000 tấm thép cán. Đây là những dự án nằm trong kế hoạch hiện đại hoá, đổi mới công nghệ nhằm thay thế dần những nhà máy thép khác cũ của Tổng công ty Thép Việt Nam.

Khác với các nhà máy thép khác chỉ đầu tư vào khâu cán, hai dự án này đi từ sản xuất nguyên liệu (thép thỏi) cho đến khi ra thành phẩm, sử dụng công nghệ đúc cán liên tục. Công nghệ của hai dự án này có ưu điểm hơn hẳn các dự án chỉ đầu tư vào khâu cán, nên suất tiêu hao năng lượng cho công đoạn chỉ bằng một nửa các nhà máy cán thép hiện có. Trong tình trạng ngành thép xây dựng thừa công suất, hai dự án thép của Tổng công ty Thép Việt Nam ra đời sẽ càng làm cho tình hình cạnh tranh thêm quyết liệt và những nhà máy cán thép chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường sẽ càng khó tồn tại hơn.

(Theo TBKTSG)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chọn máy tính cũ, hàng hiệu, giá bình dân (31/08/2003)
Quảng Ninh đón gần 500.000 lượt khách trong 2 tháng (31/08/2003)
Sắp tổ chức Tuần lễ Tin học Việt Nam 2003 (31/08/2003)
Giảm giá để tăng khách (31/08/2003)
Thêm 7 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng (30/08/2003)
Dành nhiều ưu ái cho DN vừa và nhỏ (30/08/2003)
200 DN Trung Quốc sẽ triển lãm sản phẩm tại TP.HCM (30/08/2003)
Kiểm toán Nhà nước nên trực thuộc Quốc hội (30/08/2003)
Chưa khắc phục được đầu tư phân tán, dàn trải (30/08/2003)
Người bệnh ở nước nghèo chờ thuốc giá rẻ (30/08/2003)
Quy định đảm bảo bí mật trong thông tin thương mại (30/08/2003)
Không ngăn chặn được ''chảy máu'' ngoại tệ (30/08/2003)
''Quá ít DN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài'' (30/08/2003)
Giao hạn ngạch dệt may theo tiêu chuẩn hàng tồn (30/08/2003)
Không được bán thép dưới giá thành (30/08/2003)
Tro ve dau trang