Phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn 5%
07:07' 28/08/2003 (GMT+7)
Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao.
(VietNamNet)
- Ý kiến của các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Lựa chọn công nghệ thiết bị sơ chế, bảo quản hàng nông sản", do Viện Công nghệ sau thu hoạch tổ chức sáng 27/8, đều cho rằng, ngành nông nghiệp cần nhanh chóng có biện pháp làm giảm tỷ lệ thất thoát nông sản khi thu hoạch và sau thu hoạch. Các nghiên cứu đều hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát xuống còn 5%.

Theo Tạp chí Nghiên cứu sản phẩm bảo quản của Canada, hiện nay, tổn thất sau thu hoạch do côn trùng, vi khuẩn phá hoại và các nhân tố khác chiếm 10-25% tổng sản lượng nông sản toàn thế giới. Tại Việt Nam, đối với rau quả, do công nghiệp chế biến từ khâu thu hoạch, lựa chọn, bảo quản chủ yếu vẫn còn thủ công nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20-25%. Đó là chưa kể, công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển thiếu và lạc hậu, chất lượng thấp, giá thành cao, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Hay như một số mặt hàng lương thực, tỷ lệ thất thoát trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch là 8-10%, thậm chí, vụ hè thu ở ĐBSCL là 15%.

Thuốc bảo vệ thực vật đang là một trong những lựa chọn để bảo vệ ngũ cốc khỏi sự phá hoại của côn trùng. Song, mặt trái của nó là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, chất lượng nông sản phẩm và sức khỏe con người. Trong khi đó, đối với công tác bảo quản sau thu hoạch, công trùng và thảo mộc mới chỉ dùng theo kinh nghiệm dân gian, hiệu quả rất thấp và chưa phổ biến.

Do vậy, tại hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày về khả năng kiểm soát côn trùng hại kho của một số chế phẩm thảo mộc để bảo quản lúa, ngô, thay dần thuốc trừ sâu, hoá học. Kết quả cho thấy, 4 loại là tinh dầu, long não, quế, tràm bước đầu đã có hiệu quả trong việc kiểm soát mọt gạo, ngô. Hay biện pháp sơ chế bán thành phẩm để tiêu thụ nhanh một lượng rau quả lúc đỉnh vụ, bảo quản được một thời gian nhất định (3 đến 6 tháng), rồi chế biến dần sau. Bán thành phẩm rất có giá trị đối với nguyên liệu có tính thời vụ, thời vụ càng ngắn càng tốt.

Bên cạnh đó, theo Cục Chế biến nông lâm sản (Bộ NN-PTNT), cần đưa tỷ lệ cơ giới hoá đập lúa trong cả nước đạt trên 90%, tẽ ngô đạt 60%... Về chế biến, giảm mức tổn thất sau thu hoạch với lúa gạo xuống dưới 8% và 60-70% sản lượng ngô ở Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc. Nâng cấp hệ thống kho tàng bảo quản lúa, ngô, cà phê để giảm tổn thất do sâu bệnh, nấm mốc. Ứng dụng thiết bị và công nghệ hiện đại trong sơ chế, bảo quản, xử lý, phân loại, bao gói rau tươi.

Theo Viện Kinh tế nông nghiệp, hiện nay, hầu hết các DN chế biến đang thiếu vốn; 58 DN có công nghệ lạc hậu, đã qua 3-4 thế hệ; 73 % nhà xưởng của các DN tạm bợ, chắp vá; chỉ 1-5% sản phẩm làm ra đạt chất lượng quốc tế; 8-15% số DN đăng ký chất lượng sản phẩm, 40% DN không có trình độ chuyên môn, tay nghề... Đa số các DN không có thị trường ổn định, chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, như đầu tư cho vùng nguyên liệu, chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước. Tình trạng trên làm cho sức cạnh tranh của hàng nông sản của Việt Nam đang rất thấp.

  • Hạnh Phương
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ lá, cây cỏ dại (28/08/2003)
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng (28/08/2003)
Sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 16,3% (27/08/2003)
Giá cà phê robusta Việt Nam tăng (27/08/2003)
Dung Quất sẽ trở thành khu kinh tế mở? (27/08/2003)
Sẽ huy động 4.000 tỷ đồng bằng phát hành trái phiếu Chính phủ (27/08/2003)
118.000 EUR giúp nông dân tự khuyến nông (27/08/2003)
Cổ phần hoá 30% doanh nghiệp sản xuất điện (26/08/2003)
''TP.HCM nên mời các nhà đầu tư khác vào cuộc'' (26/08/2003)
Doanh nhân Mỹ đã thấy một Việt Nam đổi mới (26/08/2003)
Đầu giá đất ở Hà Nội vẫn còn kẻ hở? (26/08/2003)
TP.HCM thu hồi đăng ký kinh doanh của 417 doanh nghiệp (26/08/2003)
Có thể thanh toán cước điện thoại bằng thẻ ATM (26/08/2003)
Trái phiếu đô thị ''giữ nhiệt'' cho thị trường tín dụng (26/08/2003)
Vòng 4 Hiệp định Hàng không Việt-Mỹ diễn ra vào tháng 10 (26/08/2003)
Tro ve dau trang