Các doanh nghiệp EU bị tác động bởi đồng EURO lên giá
16:20' 28/07/2003 (GMT+7)

Các doanh nghiệp EU và ngành công nghiệp xe hơi nói riêng đang phải trả giá cho việc đồng EURO tăng giá, trước hết là tình hình tài chính trong nửa đầu năm nay đã cho thấy rõ điều đó. Một trong những nạn nhân chính là hãng chế tạo xe hơi của Pháp PSA Peugeot Citroen, tuần này vừa thông báo lợi nhuận ròng đã sụt giảm lần đầu tiên trong 6 năm qua.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm nay của Citroen đã giảm từ 246 triệu EURO (tương đương với 284 triệu USD), tức là 16,1% trong tổng lợi nhuận  1,278 tỷ EURO của hãng. Hãng này ước tính rằng chỉ riêng tác động của các tác nhân tiền tệ đã làm thất thoát 292 triệu EURO trong tổng doanh thu của hãng vào thời gian đó.

Giá trị đồng EURO đã tăng mạnh không chỉ so với đồng đôla Mỹ mà còn tăng hơn 10% so với đồng bảng Anh, 16,5% so với đồng Zloti Balan và  38% so với đồng real của Brazil. 

Đồng nội tệ tăng giá làm cho giá cả hàng hoá xuất khẩu tăng và sức cạnh tranh của những hàng hoá đó giảm, đồng thời lợi nhuận do xuất khẩu cũng bị thu hẹp.

Từ năm 1995 cho đến 2001, mặc dù Hoa Kỳ đã cố gắng củng cố sức mạnh của đồng nội tệ, nhưng do dòng vốn đầu tư vào trong nước giảm sút nên đồng USD trong thời gian gần đây đã bị suy yếu đi.

Nắm bắt được tình hình đồng EURO liên tục tăng giá, hãng Peugeot đặt tại Brazil đã lên kế hoạch tăng cường sản xuất các linh kiện lắp ráp xe hơi trong 3 năm tới, một kế hoạch mà họ cho rằng là không thể tiến hành ở Anh vì có ở đây quá ít các nhà sản xuất linh kiện .

Nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Châu âu, hãng Volkswagen của Đức đã phải chứng kiến lợi nhuận ròng của hãng trong nửa đầu năm nay giảm 1/2 so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do đồng EURO liên tục tăng giá so với đồng USD, bảng Anh và đồng Yên Nhật, làm thất thoát của hãng gần 800 triệu EURO.

Một hãng  xe hơi khác, nhà sản xuất xe hơi DaimlerChrysler, liên doanh giữa Đức và Mỹ vừa thông báo doanh thu của hãng trong nửa đầu năm đã sút giảm 13%. Trong khi đó, nếu không tính đến các biến số tiền tệ thì doanh thu của hãng chỉ giảm đúng có 2% mà thôi.

Tất cả các doanh nghiệp của EU đang hoạt động tại Mỹ đều  bị tác động xấu bởi đồng tiền mạnh EURO và đồng USD suy yếu, rất nhiều trong số đó, chẳng hạn như Casino, đại lý bán lẻ  của Pháp, sẽ có kết quả kinh doanh  khả quan hơn nếu như các tác nhân tiền tệ được loại bỏ.

Còn hãng sản xuất các dòng xe sang trọng của Pháp LVMH cho biết, sức mua của đồng EURO tăng mạnh đã làm  doanh thu trong tháng 1 đến tháng 6  thâm hụt ước tính gần 11% và lợi nhuận ròng  trong cả năm nay dự đoán sẽ còn giảm nữa.

Một công ty kháclà tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng Saint-Gobain của Pháp, đã tiết lộ rằng lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm nay của hãng đã sút giảm gần 5,6% và chắc hẳn là sẽ ổn định nếu như không có tác động xấu của các yếu tố tiền tệ.

(Hoàng Tuân - Theo AFP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đà Nẵng khởi công khu du lịch Bến Thành - Non Nước (28/07/2003)
Cá tới hồi kết, tôm lại mở đầu cuộc đấu pháp lý mới? (28/07/2003)
Sản xuất công nghiệp TP.HCM đang chững lại (28/07/2003)
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng tăng nhanh (28/07/2003)
EU khởi động cuộc chiến thương hiệu (28/07/2003)
Xây dựng trung tâm huấn luyện nghề cá miền Trung (28/07/2003)
Giá vàng đang nhích lên (28/07/2003)
Khánh thành đường du lịch trên đảo Cát Bà (28/07/2003)
Xe máy đồng loạt giảm giá (28/07/2003)
HTX VN được chọn làm mô hình phát triển HTX châu Á-TBD (28/07/2003)
Kinh doanh mùa SEA Games (28/07/2003)
Xuất khẩu tháng 7 đạt trên 1,6 tỷ USD (27/07/2003)
Vở học sinh vào mùa (27/07/2003)
''Lỗ mà vẫn... tin tưởng vào thị trường Việt Nam'' (27/07/2003)
TP.HCM giải thể và cho phá sản 11 DN Nhà nước (26/07/2003)
Tro ve dau trang