Tiếp sức cho HTX tại các nước ASEAN
07:47' 24/07/2003 (GMT+7)
Diện tích đất trên đầu người nhỏ là hạn chế của các hộ nông dân ASEAN.

(VietNamNet) - 16 đại biểu đến từ 6 quốc gia ASEAN đã cùng tham dự hội thảo "Chiến lược tăng cường các HTX nông nghiệp trong khu vực ASEAN", diễn ra trong 3 ngày, 23-25/7. Ông Shil Kwan Lee, Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Liên minh HTX quốc tế (ICA/ROAP), cho biết, đây là dịp để các nước thảo luận về chiến lược phát triển các HTX nông nghiệp, trước khi đưa ra khuyến nghị cuối cùng gửi Liên minh HTX quốc tế và các nước.

Hội thảo do ICA/ROAP, Liên minh HTX Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng đại diện lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các bộ ngành liên quan cùng tổ chức. Đại biểu các nước Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia đã tham dự và đóng góp ý kiến.

Ông Shil Kwan Lee nhận xét, do HTX nông nghiệp tại các nước ASEAN chủ yếu là các hộ nông nhỏ, chỉ có 1-2ha đất, vốn hạn chế... nên các HTX phải hoạt động mạnh để mở rộng quy mô kinh tế. Đặc biệt, các đại biểu cần thiết lập mối quan hệ với Chính phủ, góp ý với các chính sách của nhà nước đối với HTX để đưa ra những biện pháp quản lý hợp lý. HTX nông nghiệp không đơn thuần chỉ phát triển nông nghiệp, mà cần mở rộng sang các lĩnh vực khác như du lịch, làm nghề thủ công...

Thái Lan, bà Wannee Ratanawaraha, chuyên gia cao cấp về quản lý HTX, Vụ Xúc tiến HTX (Bộ NN và HTX Thái Lan), cho biết, nước này hiện có trên 6.000 HTX, với hơn 8,8 triệu xã viên. Các HTX nông nghiệp ở Thái Lan có vai trò to lớn trong việc liên kết tín dụng và tiếp thị cho sản xuất gạo, như nâng giá gạo, dùng thóc gạo để hoàn trả vốn vay sản xuất, dự trữ; phát triển nền nông nghiệp sử dụng phân bón hữu cơ; phân phối phân bón cho nông dân.

HTX nông nghiệp ở quốc gia này có 5 loại hình HTX phụ: chế biến sữa, cung cấp nước, tiếp thị nông nghiệp, HTX nông nghiệp trong khu vực cải cách đất đai và HTX của những người trồng cao su. Tương ứng với 5 loại hình trên là 6 liên đoàn HTX nông nghiệp quốc gia. Song, hoạt động kinh doanh của các liên đoàn đã và đang giảm sút, số liên đoàn làm ăn có lãi giảm, không có khả năng thực hiện trách nhiệm hỗ trợ các HTX cơ sở. Để khắc phục những hạn chế trên, bà Wannee Ratanawaraha nhấn mạnh, cần khôi phục và tăng cường khả năng sản xuất của nông dân; phát triển thị trường trong nước; tăng khả năng cạnh tranh của khu vực nông nghiệp trên thị trường thế giới.

Đối với Lào, việc phát triển các HTX được Chính phủ nước này đặt ở vị trí ưu tiên thấp hơn. Theo ông Asanee Ratanamali, Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế Perm Centre (Thái Lan), thậm chí, năm 1991, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đã cố gắng đề nghị Chính phủ Lào khôi phục lại và phát triển các HTX, nhưng cuối cùng, quốc gia này vẫn bỏ qua. Ông Asanee Ratanamali cho rằng, các cơ hội thành công cho sự phát triển HTX của Lào chỉ có được khi Chính phủ nước này có những chính sách cụ thể về phát triển HTX và HTX nông nghiệp. Vấn đề này nên được đưa thành một điều khoản trong Hiến pháp quốc gia và đặt việc phát triển HTX là mục tiêu và ưu tiên phát triển trong chương trình của quốc gia. Luật, chính sách và Nghị định về HTX là giải pháp quan trọng cho việc phục hồi và phát triển các HTX tương lai tại Lào.

Liên minh HTX ở Việt Nam còn yếu

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Hiên, Chánh Văn phòng Liên minh HTX Việt Nam, cho biết, nước ta hiện có 4 loại hình HTX: HTX dịch vụ nông nghiệp; HTX dịch vụ nông nghiệp - sản xuất - kinh doanh tổng hợp; HTX chế biến nông sản; các HTX nôgn nghiệp đang có xu hướng đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nhau và với thành phần kinh tế khác.

Tuy nhiên, các HTX cũ chuyển đổi trong thời gian qua chất lượng còn kém, phần nhiều mới thay đổi về mặt tổ chức; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX lúng túng, hiệu quả thấp; nhiều HTX thiếu khả năng và chưa quan tâm đến phát triển ngành nghề để thu hút lao động dư thừa, tăng thu nhập cho xã viên và tích luỹ cho HTX; chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với các HTX hoạt động kém, tồn tại hình thức hay đã ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Phượng Vỹ, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Bộ NN-PTNT), cho biết, đến năm 2005, Việt Nam phấn đấu tạo chuyển biến căn bản về chất kinh tế HTX, tăng cường được tích luỹ, quản lý và phân phối đối với HTX. 100% HTX thực hiện được khâu tổ chức sản xuất và đáp ứn nhu cầu dịch vụ đầu vào cho kinh tế hộ, cũng như sự chăm lo kinh tế, xã hội cho xã viên HTX và cộng đồng nông thôn; 50% số HTX tổ chức thêm được khâu tiêu thụ sản phẩm, và 20% HTX sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp có hiệu quả.

Đ đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với HTX. Bản kế hoạch hành động chung và những khuyến nghị đưa ra sau hội thảo này sẽ bổ sung những chính sách mà Việt Nam đang thiếu, đồng thời, học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực để tăng cường năng lực hoạt động cho HTX nông nghiệp. Sau hội thảo này, Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo quốc gia về nâng cao vai trò của liên minh HTX trong ngày 26-27/7 tới.

HTX nông nghiệp ở Việt Nam được xây dựng từ năm 1958 ở miền Bắc và ở phía Nam sau ngày giải phóng (1975). Đến nay, cả nước có gần 8.900 HTX nông nghiệp, tổ chức kinh tế của nông dân và chiếm khoảng 70% tổng số các loại hình HTX. Trải qua hơn 40 năm phát triển, phong trào HTX nông nghiệp đã trải qua những bước thăng trầm khác nhau, song, trong mọi thời kỳ, HTX nông nghiệp luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
  • H.Yên
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tàu Superstar Leo đưa du khách trở lại Việt Nam (24/07/2003)
Hoạt động kinh tế của ASEM cần có chiều sâu (23/07/2003)
Việt Nam đón khách du lịch Trung Quốc trở lại (23/07/2003)
Thị trường thép không biến động (23/07/2003)
USITC cần cân nhắc kỹ để có quyết định công bằng (23/07/2003)
Sẽ thay đổi màu xăng từ ngày 1/8 (23/07/2003)
Hơn 50% DN dệt may khai khống hạn ngạch phát triển (23/07/2003)
USD lên giá sau cái chết của các con trai Saddam Hussein (23/07/2003)
Vietnam Airlines chuẩn bị thâm nhập thị trường Mỹ (23/07/2003)
Trung Quốc có 234 triệu người sử dụng điện thoại di động (23/07/2003)
Tìm biện pháp cải thiện đầu tư và sử dụng vốn ODA (23/07/2003)
Việt Nam phản đối ý đồ áp đặt mức thuế cao của DOC (23/07/2003)
Giá dầu thô giảm do dự báo OPEC tăng sản lượng (23/07/2003)
Hongkong có nền kinh tế tự do nhất thế giới (23/07/2003)
Tỷ lệ người dùng Internet của Việt Nam đạt gần 2% (23/07/2003)
Tro ve dau trang