"Không ký hợp đồng xuất gạo giá quá thấp"
10:29' 19/07/2003 (GMT+7)
Dự trữ gạo xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu, Chính phủ sẽ luôn theo sát việc ký kết và tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo của các DN; đồng thời, khuyến cáo DN không nên ký các hợp đồng giá quá thấp. Mục tiêu của Bộ là cố gắng giữ giá lúa trong nước không xuống dưới 1.500 đồng/kg. Nếu thấp hơn ngưỡng này, Chính phủ sẽ giao một số DN lớn mua tạm trữ 300.000 tấn

- Thưa ông, việc tăng trưởng cao cả về lượng lẫn giá trị trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam được coi là đang "ngọt" trở lại?

Theo hãng tin Reuters, Ấn Độ có thể bị Việt Nam đẩy lùi khỏi vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm nay, do việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và giá thành vận tải tăng. Giám đốc một công ty xuất khẩu ngũ cốc lớn của Ấn Độ cho rằng, ảnh hưởng này sẽ hiện hữu vào cuối tháng 7. Gạo Ấn Độ đang bị gạo Việt Nam giá rẻ đẩy lui khỏi các thị trường Indonesia và Philippines, chỉ có thể cạnh tranh được ở Trung Đông và châu Phi nhờ lợi thế về cước vận chuyển.

Nhiều quan chức thương mại và doanh nhân ước tính, xuất khẩu gạo của Ấn Độ vụ 2003-2004 sẽ giảm còn 1,2-1,4 triệu tấn so với mức kỷ lục 4,5 triệu tấn của vụ trước.

- Đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 440 triệu USD trong 6 tháng qua, có thể nói, ít thời kỳ nào gạo xuất khẩu Việt Nam lại có sự tăng trưởng khả quan như vậy (tăng gần 50% về lượng và hơn 30% về trị giá so với cùng kỳ). Nhưng có lẽ, ý nghĩa hơn là ở chỗ: chúng ta cũng tiêu thụ hết lúa hàng hoá cho nông dân ở mức giá rất ấn tượng, 1.600-1.650 đồng/kg. Giá này, nông dân có lãi lớn, DN xuất khẩu cũng đã "mỉm cười" sau nhiều năm lao đao, vất vả.

- Ông có đồng ý với quan điểm cho rằng, sở dĩ hạt gạo của ta lên ngôi, phần lớn là nhờ vận may khách quan (nhu cầu và giá thế giới tăng)?

- Thực ra thì lượng gạo trao đổi của thế giới 6 tháng qua không tăng mà còn giảm tới 1,4 triệu tấn, nhưng bù lại, Ấn Độ giảm bán ra tới 2,4 triệu tấn. Đây là cơ hội của ta. Song không thể không ghi công các DN đã tự tìm kiếm được thị trường, nhất là bán gạo sang châu Phi. 6 tháng qua, số gạo xuất khẩu do DN tự tìm kiếm chiếm tới 66% tổng lượng gạo xuất khẩu - con số này của năm 2002 chỉ là 30%.Mặt khác, các hợp đồng do Chính phủ đàm phán tuy chiếm khoảng 34% nhưng lại là những "chiếc phanh" điều tiết giá ở mức ổn định, thậm chí ở mức cao. Minh chứng là qua vụ đấu thầu xuất khẩu gạo sang Philippines vừa qua, nhờ Chính phủ can thiệp kiên quyết mới chặn được nguy cơ xuất với giá rẻ tới 5-7%.

- Có ý kiến lo ngại, việc xuất khẩu ồ ạt gạo trong 6 tháng qua giống như tình trạng của hàng dệt may. Và như thế, nguy cơ cuối năm thiếu gạo xuất khẩu?

- Có thể khẳng định, xuất khẩu gạo không giống dệt may. Vụ đông - xuân ta được mùa lớn, dù các DN xuất tới gần 2,4 triệu tấn, nhưng lượng thóc kế tiếp trong kho vẫn còn gần nửa triệu tấn nữa. Nếu ta không xuất nhiều thì cũng không có kho mà tạm trữ; hơn nữa; giá gạo xuất khẩu khá thất thường. Với mức giá như 6 tháng qua là đã có lợi cho cả nông dân lẫn DN.

- Nhưng dù sao, 6 tháng cuối năm ta cũng chỉ còn 1,2 triệu tấn gạo xuất khẩu nữa, trong khi theo dự kiến, thị trường có thể tiêu thụ tới 1,4- 1,6 triệu tấn?

- Hiện Bộ Thương mại đang điều hành xuất khẩu gạo theo chỉ tiêu 3,5 triệu tấn cho cả năm. Nhưng nếu vụ hè thu được mùa, nguồn hàng có thì thị trường xuất khẩu vẫn đủ sức tiêu thụ. Có điều là nếu còn ít "lượng" như vậy, chúng ta cần tìm mọi cách ký được hợp đồng có lợi về giá.

Chính phủ sẽ theo sát việc ký và tiến độ thực hiện hợp đồng của các DN, đặc biệt khuyến cáo các DN không nên ký các hợp đồng giá quá thấp. 6 tháng đầu năm, Nhà nước vẫn dành tới 744 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ lãi suất cho vay mua gạo xuất khẩu. Cuối năm cũng vẫn tiếp tục duy trì chính sách này, để hạt gạo của ta thực sự có chỗ đứng ổn định trên thị trường.

(Theo Lao Động)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
DN cần có kế hoạch dự trữ gạo cho 6 tháng cuối năm
Philippines không nhập thêm gạo trong 3 tháng tới
Giá gạo có thể sẽ tăng nhẹ
Bán gạo qua Iraq sẽ phải đấu thầu
Năm nay, Việt Nam có thể xuất 3,9 triệu tấn gạo
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ thay thế một nửa lượng phân bón DAP nhập khẩu (19/07/2003)
Vinatex dùng trên 80% nguyên liệu trong nước (19/07/2003)
Năm 2004, phấn đấu chi đầu tư phát triển đạt mức 30% ngân sách (18/07/2003)
Suy nghĩ vàng xuống giá đã thay đổi (18/07/2003)
"Việc cấm khai thác cá nóc là không khả thi" (19/07/2003)
Trung Quốc chưa muốn thả nổi đồng Nhân dân tệ (18/07/2003)
Người nước ngoài được nắm giữ 30% cổ phiếu niêm yết (18/07/2003)
Sẽ lập bản đồ quy hoạch vùng biển Việt Nam (19/07/2003)
Khai trương nhà máy mì ăn liền của Việt Nam tại Ukraina (18/07/2003)
Nhà đầu tư chờ 3 năm vẫn chưa có đất! (18/07/2003)
Năm nay sẽ nhập trên 2 triệu tấn clinker (18/07/2003)
Ngân hàng Mỹ hoàn tất thủ tục bảo lãnh tín dụng cho Vietnam Airlines (18/07/2003)
Bộ Thuỷ sản ra tay ngăn chặn ngộ độc cá nóc (18/07/2003)
GTZ chuyển giao SMEnet cho VCCI (18/07/2003)
WTO buộc Nhật Bản dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ (17/07/2003)
Tro ve dau trang