Nông sản phục hồi giá xuất khẩu
18:01' 14/07/2003 (GMT+7)
Mặt hàng thịt lợn xuất khẩu đang gặp khó.

(VietNamNet) - Theo Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt gần 1,6 tỷ USD, bằng 119% cùng kỳ năm 2002, tăng 26%. Giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản có dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm liên tục sụt giảm. Trong đó, khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đạt gần 2,4 triệu tấn, kim ngạch khoảng 457,4 triệu USD, tăng 52,8% về lượng 32% về giá trị.

Đạt mức tăng cao cả về lượng và giá trị còn có mặt hàng hạt điều (32% và 34%). Cà phê và cao su, tuy sản lượng giảm gần 10% nhưng giá trị lại vượt cùng kỳ năm trước (theo thứ tự là 75,5% và 37%). Riêng mặt hàng hồ tiêu hầu như không tăng cả về lượng và giá trị, trong khi kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 27% và kim ngạch hàng lâm sản lại tăng tới 42% trong 6 tháng đầu năm, đạt trên 309 triệu USD.

Riêng về mặt hàng thịt lợn, do gặp khó khăn nên đến nay, cả nước mới xuất khẩu được 5.000-5.500 tấn, kim ngạch đạt 6-7 triệu USD. Nguyên nhân chính là giá trị trường trong nước đứng ở mức cao, trong khi Hongkong bị ảnh hưởng bởi dịch SARS nên lượng xuất khẩu vào thị trường này bị hạn chế; thêm vào đó, tại thị trường Nga, mặt hàng thịt lợn của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với thịt lợn Trung Quốc và Brasil.

Bộ trưởng Lê Huy Ngọ: ''Thời gian tới, sẽ có nghị định mới về khuyến nông. Tinh thần của nghị định này là Nhà nước cùng với nông dân bàn bạc, cùng nông dân làm và thụ hưởng. Nhà nước không thể làm thay nông dân được, mà phải bắt tay cùng làm với nông dân''.

Tại hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch cả năm 2003 của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Đình Thịnh cho rằng, để có thể đạt 3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm nay, nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động xuất khẩu.

Trước mắt, cần tranh thủ tốt một số điểm thuận lợi như giá xuất khẩu trên thị trường thế giới đang dần được hồi phục và có thể trở lại mức giá vài năm trước đây; nguồn hàng khá phong phú ở trong nước để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, phải triển khai tốt công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường xuất khẩu và nắm bắt cơ hội mở rộng thị phần. Các hiệp hội ngành hàng phải kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực để thực thi tốt các chức năng theo dõi, phân tích, dự báo và thông tin thị trường.

Tiếp tục chú trọng khâu giống

Chỉ đạo, điều hành công tác của ngành nông nghiệp từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ nhắc nhở, cần đặc biệt chú trọng đến công tác giống. Trước hết, ưu tiên vốn cho các công trình chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp; thay thế các giống chất lượng thấp bằng các giống có năng suất cao, chất lượng cao trên một số cây trồng chủ yếu. Bộ trưởng Ngọ đánh giá, 3 năm qua, đặc biệt là từ đầu năm đến nay, chương trình giống nông nghiệp đã đi đúng hướng, đạt được kết quả tích cực. Nhiều địa phương đã áp dụng các  giống cây trồng mới, tạo thu nhập cao cho người dân.

Cụ thể, tỷ lệ lúa thuần đã lên tới 60%; chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao cho xuất khẩu đang được triển khai; nâng tỷ lệ lúa lai lên trên 30% (trên 50.000 ha); những giống đầu dòng, cây ăn quả có chất lượng cao, sạch bệnh, được áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến như bưởi Năm Roi, sầu riêng hạt lép, các loại cam.

Theo Bộ trưởng Ngọ, hầu hết thương hiệu trái cây nổi tiếng của nước ta đã được nhân giống - đây có thể coi là tiến bộ nhất trong công tác giống cây trồng, tạo ra giống có chất lượng thuần chủng, đảm bảo việc sản xuất của bà con. Cùng với những tiến bộ trong triển khai đàn lợn, đàn bò giống chất lượng cao đã tạo điều kiện quan trọng để nhân rộng những cánh đồng 50 triệu/ha/năm và hộ thu nhập 50 triệu ha/năm.

"Thực ra, muốn hình thành một hệ thống giống tốt, chúng ta phải tập trung vào công tác nghiên cứu. Cần tiếp cận hướng nghiên cứu giống hiện đại, tiên tiến. Trước đây, công tác này chưa được chú trọng, vốn đầu tư ít quá. 2-3 năm nay, với chương trình giống và sự quan tâm của Chính phủ, đội ngũ cán bộ khoa học đã tiếp cận được với công nghệ mới, cách thức thực hiện chương trình. Nhiều địa phương làm rất tốt, như TP.HCM, An Giang, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Nam... Hoạt động này vươn tới sự làm chủ về KHCN, tạo điều hiện xã hội hoá công tác giống. Tôi hy vọng có nhiều hộ gia đình, tư nhân tham gia sản xuất giống hơn nữa", Bộ trưởng Lê Huy Ngọ nói.

  • HA
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
ASEAN giao cho thành viên ''trông coi'' lĩnh vực cụ thể (14/07/2003)
Nên thuê công ty dịch vụ trọn gói để vượt ''cửa ải'' hải quan Mỹ (14/07/2003)
Cân nhắc khi đưa nhà máy về nông thôn (14/07/2003)
Lufthansa có thể sẽ mua Swiss Airlines (14/07/2003)
Các cây xăng có tìm biện pháp đối phó? (14/07/2003)
Đà Nẵng điều chỉnh chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 (14/07/2003)
Ngừng cấp E/L tự động cho sợi tổng hợp xuất sang EU (14/07/2003)
''Cần cân đối, điều hòa lương thực trên cả nước'' (03/11/2003)
Năm 2005 - Năm Du lịch Nghệ An (14/07/2003)
Chuyến đi Việt Nam của tôi khá thành công! (14/07/2003)
Làm thế nào để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp? (13/07/2003)
Vietnam Airlines hỗ trợ Lào phát triển hàng không dân dụng (12/07/2003)
Tài trợ 50% kinh phí cho DN khảo sát thị trường Mỹ (12/07/2003)
Nửa triệu hộ nông dân phải mua điện giá cao (12/07/2003)
Chi phí và thời gian nhập khẩu vàng sẽ giảm (12/07/2003)
Tro ve dau trang