Thị trường trái cây Việt Nam thiếu tổ chức
14:41' 10/07/2003 (GMT+7)

Hiện tượng trái cây trúng mùa - rớt giá đã trở nên quen thuộc.

Theo nhận định của Hiệp hội trái cây Việt Nam (Vinafruit) thì thị trường trái cây nội địa đang hoàn toàn thiếu tổ chức, hiện tượng trúng mùa - rớt giá đã trở nên quen thuộc như một quy luật. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu trái cây chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá giá lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh. 

Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam tăng dần theo từng năm, từ mức 49,8 triệu USD trong giai đoạn 1991-1999 đã lên đến 300 triệu USD năm 2002. Thế nhưng con số này chỉ chứng tỏ được tiềm năng và sức sản xuất mạnh mẽ của trái cây trong nước.

Trên thực tế, theo nghiên cứu của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, trái cây của Việt Nam được biết đến với chất lượng bảo quản và vệ sinh kém. Hàng năm, cả nước xuất được khoảng 3,8 triệu tấn trái cây và 5 triệu tấn rau thì xuất khẩu chỉ chiếm 15-20% trong giá trị tổng sản phẩm vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng, và chưa thể thâm nhập vào thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật, Australia.

(Tiến sĩ Roger H.Ford, chuyên gia VNCI): ''Năng lực cạnh tranh không phải là nguồn tài nguyên dồi dào, không phải là nguồn nhân công rẻ, những ưu đãi của Chính phủ. Năng lực cạnh tranh là sự tăng năng suất một cách bền vững và được xây dựng bằng mối liên kết ngành. Mà đó là điều mà ngành trái cây Việt Nam còn thiếu''.

Từ đầu năm đến nay, trong khuôn khổ ''Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam'' (VNCI) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ tài trợ, Công ty J.E.Austin Associates (thuộc VNCI) và Vinafruit đã phân tích hàng loạt điểm yếu của ngành trái cây Vịêt Nam và đề ra nhiều chiến lược phát triển.

Trong đó, phải có được thương hiệu đặc sản, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí quốc tế. Quan trọng nhất là hình thành liên kết ngành giữa các công ty cùng chủng loại, giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức kiểm dịch, quản lý chất lượng... để nâng cao sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Võ Mai - Chủ tịch Vinafruit, quy trình đăng ký thương hiệu trái cây đến nay vẫn còn nhiêu khê và chưa cụ thể, diện tích trồng cây ăn trái chưa có kế hoạch quy hoạch tổng thể trên quy mô cả nước.

Hạn chế lớn nhất vẫn là ý thức của thương gia Việt Nam, họ chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá giá lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh. Nếu chưa khắc phục những vấn đề cơ bản này thì ''nâng cao năng lực cạnh tranh'' chỉ là chuyện của tương lai. Tiến sĩ Võ Mai kết luận: ''Đợt rớt giá trái cây nghiêm trọng như một bài học đắt giá, phải nhanh chóng cải tổ ngành trái cây''.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cần thông tin dự báo chính xác để bình ổn thị trường (10/07/2003)
Nhiều hợp đồng tiêu thụ nông sản bị phá vỡ (10/07/2003)
Công ty nhập khẩu gạo lớn nhất Indonesia ngừng ký hợp đồng (10/07/2003)
Đầu tư nước ngoài vào Anh vẫn khả quan (10/07/2003)
Phân hạn ngạch dệt may cho DN dùng nguyên liệu trong nước (10/07/2003)
Gas giả: ngày càng tinh vi và phức tạp (10/07/2003)
Đoàn DN lữ hành hàng đầu Châu Âu đến Việt Nam (10/07/2003)
Tiểu thương di dời đến 3 chợ đầu mối được thuê 50 năm (09/07/2003)
Đà Nẵng lần đầu tiên đấu giá đất quy hoạch (09/07/2003)
Cao su lãi 6 tháng bằng cả năm (09/07/2003)
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức giảm (09/07/2003)
Hơn 400 DN tham dự Hội chợ Thương mại Việt-Trung 2003 (09/07/2003)
DN tiếp tục bán ngoại tệ cho ngân hàng (09/07/2003)
Hãng hàng không Thái sẽ tư nhân hoá (09/07/2003)
Sẽ kiểm tra khoảng 100 cây xăng ở TP.HCM (09/07/2003)
Tro ve dau trang