Bán gạo qua Iraq sẽ phải đấu thầu
09:09' 09/07/2003 (GMT+7)
Nông dân thu hoạch lúa.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Phi châu - Tây Nam Á (Bộ Thương mại), cho rằng, Iraq hiện là một thị trường “mở”, sẽ là thách thức mới cho hàng Việt Nam do phải cạnh tranh ngang bằng với hàng hóa các nước khác, thay vì xuất khẩu chủ yếu dựa trên các hợp đồng được ký kết mang tính “ngoại giao” giữa hai chính phủ như trước đây.

Mặc dù có lợi thế là người dân Iraq quen khẩu vị gạo Việt Nam, nhưng sắp tới, muốn bán gạo vào thị trường này phải thông qua đấu thầu. Tương tự, mặt hàng dầu thực vật cũng sẽ phải cạnh tranh gắt gao, nếu muốn giữ được lượng xuất khẩu 7.000-8.000 tấn/năm vào thị trường Iraq. Hiện nay, việc sản xuất mặt hàng này của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm thường cao hơn giá nhập 30%.

Ông Tuấn cũng cho biết, sau chiến tranh, Iraq đang cần kiến thiết đất nước, nên nhu cầu xây dựng rất lớn - đây sẽ là cơ hội hấp dẫn cho các DN ngành vật liệu xây dựng Việt Nam mở rộng thêm khách hàng và tăng lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này, nếu giá cả có thể cạnh tranh được. Kim ngạch xuất khẩu vật liệu xây dựng của Việt Nam vào thị trường Iraq khoảng 1 triệu USD/năm, chủ yếu là các loại gạch men và sứ vệ sinh.

Ông Thái Văn Hải, Giám đốc Công ty Sứ Hải Dương chi nhánh tại TP.HCM, cho rằng, nếu so về chất lượng, mẫu mã và giá, các sản phẩm sứ cao cấp do Việt Nam sản xuất hoàn toàn không thua hàng Trung Quốc.

Lâu nay, Iraq được coi là thị trường ổn định cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Năm 2003, theo Chương trình Đổi dầu lấy lương thực của LHQ, các hợp đồng được ký kết giữa hai chính phủ có trị giá tương đương khoảng 450 triệu USD, chủ yếu là 4 mặt hàng gạo, dầu thực vật, sữa, bột giặt. Sau một thời gian gián đoạn do chiến tranh, mới đây, LHQ đã xóa bỏ lệnh cấm vận và cho phép các nước, trong đó có Việt Nam, nối lại quan hệ thương mại với Iraq.

(Theo NLĐ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thách thức đối với doanh nghiệp Iraq thời hậu chiến (09/07/2003)
Sẽ có đường bay trực tiếp TP.HCM-San Francisco vào cuối 2004 (09/07/2003)
IDG thành lập chi nhánh tại Việt Nam (09/07/2003)
Ngày 11/7, Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động (09/07/2003)
Cá chim trắng, không phải Piranhas (03/11/2003)
Xuất khẩu công nghiệp Hà Nội tăng gần 30% (08/07/2003)
Thực phẩm Việt Nam vào Mỹ bị từ chối gia tăng (08/07/2003)
Một nông dân ở Bến Tre được cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (08/07/2003)
Thị trường huy chương và cúp: 10 triệu USD bị bỏ ngỏ (08/07/2003)
''VCB là đại lý tốt nhất về thanh toán SWIFT'' (08/07/2003)
Thương hiệu phải đi đôi với sản phẩm cạnh tranh (08/07/2003)
EU công nhận thêm 4 vùng nhuyễn thể an toàn (08/07/2003)
Hội An sẽ đón 5.000 khách theo tour ''Hành trình về miền Trung'' (08/07/2003)
Đà Nẵng thưởng xuất khẩu năm 2002 cho 11 DN (08/07/2003)
Sắp khởi công Khu liên hiệp sản xuất - lắp ráp ôtô (08/07/2003)
Tro ve dau trang