|
Nhiều dự án lớn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng. |
(VietNamNet) - Theo quy định tạm ứng vốn từ Ngân sách Nhà nước cho dự án đầu tư, Bộ Tài chính vừa ban hành, đối với công việc đền bù giải phóng mặt bằng và một số công việc thuộc chi phí khác của dự án được cấp vốn tạm ứng, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết nhưng không vượt vốn quy hoạch cả năm đã bố trí cho công việc đó.
Để được tạm ứng, chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản các tài liệu đối với từng loại công việc: công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải có phương án đền bù và dự toán được duyệt; chi phí lệ phí cấp đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất... phải có thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền; chi phí hoạt động của bộ máy quản lý dự án phải có dự toán được duyệt.
Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt, thiên tai, mức vốn tạm ứng là 50% kế hoạch vốn năm được giao
Ngoài ra, theo quy định mới của Bộ Tài chính, dự án hoặc gói thầu thực hiện theo hình thức chìa khoá trao tay thông qua hợp đồng EPC tạm ứng chi mua thiết bị căn cứ vào tiến độ thanh toán, phần còn lại tạm ứng 15% giá trị hợp đồng, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho những công việc này. Gói thầu mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và mua trong nước), mức vốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồng nhưng nhiều nhất cũng không vượt kế hoạch vốn trong năm bố trí cho gói thầu...
|