''Cần xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận''
08:48' 30/10/2003 (GMT+7)

Đóng gói thanh long xuất khẩu.

Sau khi ghé thăm vựa thanh long xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân Long Hòa ở xã Hàm Hiệp, TP. Phan Thiết, ông Mitsuo Miyag, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây nhiệt đới Okinawa (Nhật Bản) đánh giá cao chất lượng quả thanh long của Việt Nam: ngọt và bảo đảm vệ sinh. Mặc dù đã có mặt nhiều trên thị trường thế giới nhưng thanh long Việt Nam vẫn chưa có được một thương hiệu vững chắc.

Tiếp cận thông tin từ Internet và VTV4, 13 thành viên của Hiệp hội Trái cây Okinawa đã đến Phan Thiết. Ông Mitsuo Miyag cho biết ở Nhật cũng trồng được thanh long đỏ với tổng sản lượng mỗi năm gần 100 tấn và giá mỗi kilôgam thanh long tại Nhật, trung bình 200.000- 400.000 đồng Việt Nam.

Do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng, đầu tư vào cây thanh long ở Bình Thuận tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp nhưng lại cho sản lượng cao, khoảng 30.000 tấn/năm. Thanh long Bình Thuận mang một hương vị hết sức đặc trưng, nổi tiếng là ngon, ngọt và sạch. 

Theo anh Tô Văn Hòa, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Long Hòa, không thể duy trì tình trạng làm ăn nhỏ, lẻ, muốn xuất khẩu được, trước hết cần phải có một "cơ ngơi" đủ tư cách để ký hợp đồng và đặc biệt phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, công tác bảo quản, cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 

Tiếp nhận mô hình bảo quản sơ chế thanh long xuất khẩu từ chương trình ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi của bộ Khoa học và Công nghệ, cùng với sự chuyển giao kỹ thuật của những cán bộ của Sở Khoa học Công nghệ Bình Thuận, anh Hòa đã đầu tư xây dựng một hệ thống nhà xưởng chế biến hiện đại, quy mô tương đối lớn.

Mới đây, Long Hoà đã ứng dụng thành công công nghệ xử lý quả thanh long bằng nước ôzôn. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, người đầu tiên nghiên cứu, ứng dụng quy trình này cho biết quy trình xử lý nước ôzôn hết sức đơn giản nhưng lại có tác dụng diệt vi khuẩn, vi trùng, siêu vi trùng, nấm mốc, bào tử, loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu nên nông dân dễ dàng ứng dụng. Hiện ở Bình Thuận, đã có 6 doanh nghiệp ứng dụng quy trình này để xử lý quả, rau sạch.

Anh Hoà cho biết nhờ thực hiện tốt công tác bảo quản nên ngay khi thị trường thanh long đang bấp bênh nhất về giá, thanh long của Long Hòa vẫn xuất khẩu đều sang các nước trong khu vực bằng đường chính ngạch. Thị trường mà công ty đang hướng tới hiện nay là châu Âu.

(Theo TTXVN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cước, phí quá cao, hàng Việt Nam kém sức cạnh tranh (30/10/2003)
Lại cảnh báo nạn hàng giả (29/10/2003)
Giá vàng tăng theo giá USD (29/10/2003)
Ưu tiên bán vé SEA Games 22 cho du khách nước ngoài (29/10/2003)
Các nhà sản xuất lịch đua nhau chào hàng với ''giá tự sát'' (29/10/2003)
"Bấm lỗ” giấy phép bán xăng? (29/10/2003)
Giải thưởng Sao Khuê về Công nghệ thông tin (29/10/2003)
Vietnam Airlines giảm 35% giá vé một số chuyến bay (29/10/2003)
Xuất khẩu gạo có thể vượt mức 4 triệu tấn (29/10/2003)
Xoá bỏ độc quyền và xử lý nghiêm tiêu cực! (29/10/2003)
Hướng dẫn viên du lịch: đã thiếu, lại bị...phạt! (29/10/2003)
Ngành điện ráo riết đề nghị tăng giá điện (29/10/2003)
Người phụ nữ bán hàng rong đi kiện bản quyền thương hiệu (29/10/2003)
Tổn thất sau thu hoạch ở VN cao nhất châu Á (29/10/2003)
Không giảm thuế suất thuế nhập khẩu phôi thép (28/10/2003)
Tro ve dau trang