Người phụ nữ bán hàng rong đi kiện bản quyền thương hiệu
08:38' 29/10/2003 (GMT+7)
Bà Điểu cùng sản phẩm bánh khô mè đã đăng ký bản quyền

Từ một người bán hàng rong, bà Huỳnh Thị Điểu (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã trở thành chủ sở hữu một nhãn hiệu bánh nổi tiếng - bánh khô mè. Thế nhưng, thương hiệu mà bà Điểu đã đăng ký bản quyền cứ liên tục bị đánh cắp...

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, gia đình bà Huỳnh Thị Điểu phải vô cùng chật vật để kiếm miếng ăn. Trong một đêm mất ngủ, bà nhớ lại câu chuyện mẹ thường kể về người vợ thương chồng ngày xưa. Theo đó, mỗi khi lai kinh ứng thi, người chồng phải gánh cồng kềnh lương thực cho hơn 20 ngày đường. Người vợ dùng bột gạo, trộn đường, kết mè bên ngoài, đóng thành bánh cho chồng mang theo làm lương khô, vừa gọn nhẹ, vừa tiện lợi. Câu chuyện làm bà loé lên một ý nghĩ, làm bánh khô mè để bán.

Ban đầu, bà mang một thúng bánh đi từ đầu làng đến cuối xóm, rao khản cả cổ. Người  mua đông dần lên, từ bưng bê bà chuyển sang gánh. Từ bán trong những chợ nhỏ lân cận, bà lại chuyển lên chợ Cồn ở trung tâm thành phố. Từ sản xuất nhỏ lẻ bà chuyển sang thuê người làm, mở thêm xưởng sản xuất. Bánh của bà càng ngày càng đến được nhiều nơi và càng được nhiều người khen. Bà đã mở rộng ra 2 xưởng sản xuất, giải quyết cho hơn 40 lao động tại chỗ với mức lương bình quân 700.000 đồng/người/tháng.

Không dừng lại ở đấy, bà đưa bánh khô mè tham gia Hội chợ thương mại quốc tế EXPO 2002 và được nhận Huy chương vàng cho chất lượng sản phẩm. Bà đang kết hợp cùng Xí nghiệp Sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu Colimex, xuất khẩu bánh sang thị trường Mỹ, Canada, Trung Quốc... Trước đó, năm 1998, khi mà những người sản xuất thủ công chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu, thì bà đã là người tiên phong đăng ký nhãn hiệu hàng hoá "Khô mè bà Liễu" (mặc dù bà tên Điểu) với Cục Sở hữu công nghiệp, thời hạn 10 năm. Ngay từ những ngày ấy, bà đã nghĩ tới việc mở rông thị trường và quảng bá sản phẩm.

Những tưởng như vậy đã yên chuyện, thế nhưng, sản phẩm của bà vẫn đang bị nhiều cơ sở nhái hàng, sản xuất bánh không đạt chất lượng... 4 năm nay, cứ rảnh rỗi được giờ nào là bà lại vác đơn đi kiện. Trong hồ sơ của bà có: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá do Phó Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp Trần Việt Hùng ký ngày 15/9/1998; 3 nhãn hiệu độc quyền. Thế nhưng, nhiều người có thẩm quyền bảo bà phải có giấy của... quốc tế kia, mới có giá trị. Chồng giấy tờ kiện cứ dày lên nhưng người giả sản phẩm của bà vẫn cứ nhiều thêm.

Bà cho biết, sẽ tiếp tục đi kiện, cho đến khi cơ quan thẩm quyền mang đến sự công bằng cho sản phẩm của bà mới thôi...

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tổn thất sau thu hoạch ở VN cao nhất châu Á (29/10/2003)
Không giảm thuế suất thuế nhập khẩu phôi thép (28/10/2003)
Sapa chuẩn bị hoa hồng cho SEA Games 22 (28/10/2003)
TP.HCM triển khai cấp giấy chứng nhận cho quỹ đất công (28/10/2003)
Thưởng cho những sáng kiến ở hầm Bắc Hải Vân (28/10/2003)
Thị trường điện thoại di động ''bình thản'' trước giờ G (28/10/2003)
TP.HCM kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải ôtô (28/10/2003)
Linh kiện máy tính, có mua mới biết... khó lường! (28/10/2003)
Đà Nẵng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ 2003 (28/10/2003)
Tạo nguồn vốn từ cầm cố quyền khai thác? (28/10/2003)
Xuất khẩu cá tra, basa sang Mexico và Ukraina (28/10/2003)
Cá tra vay mượn thương hiệu cá basa (28/10/2003)
Thêm hy vọng cho chất lượng công trình xây dựng (27/10/2003)
Áp dụng mô hình chuyên viên trực tuyến tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (27/10/2003)
Giá tân dược tăng mạnh do sản xuất trong nước trì trệ? (27/10/2003)
Tro ve dau trang