Quy định cụ thể mức phạt vi phạm bảo hiểm
17:54' 15/10/2003 (GMT+7)
DN bảo hiểm không duy trì khả năng thanh toán ở bất kỳ thời điểm nào bị phạt 70 triệu đồng.

(VietNamNet) - Chính phủ vừa đưa ra Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (BH) với thang phí xử phạt rất cụ thể không chỉ với DN mà còn với cả người mua BH vi phạm pháp luật. Theo đó, mức phạt cao nhất với DN là 70 triệu đồng và mức phạt cao nhất cho cá nhân mua BH là 10 triệu đồng. 

Ép mua hay từ chối bán đều có thể bị phạt

Các hành vi ép buộc mua BH, sử dụng dịch vụ môi giới BH, môi giới tái BH hoặc DN BH được kinh doanh BH bắt buộc từ chối bán BH bắt buộc cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua BH bắt buộc có thể bị phạt 2-5 triệu đồng. 

Ngoài ra, mức phạt tiền cao nhất được áp dụng là 70 triệu đồng nếu DN không duy trì khả năng thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động. Mức phạt từ 20 -30 triệu đồng được áp dụng cho những DN BH không báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính khi DN có nguy cơ mất khả năng thanh toán, đầu tư ngoài các lĩnh vực được phép đầu tư theo quy định của pháp luật, đầu tư quá tỷ lệ được phép vào mỗi danh mục đầu tư, sử dụng vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài, sử dụng các nguồn vốn đầu tư trái với quy định của pháp luật...

Mức phạt từ 10-20 triệu đồng sẽ dành cho các DN BH không duy trì mức vốn điều lệ đã đóng tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc sử dụng tiền ký quỹ trái với quy định của pháp luật.

DN thay đổi mức vốn điều lệ, nội dung, phạm vi và thời gian hoạt động, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên có thể bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Mức phạt nhỏ hơn 3-5 triệu đồng được áp dụng cho những DN thay đổi tên khi chưa có sự chấp thuận của Bộ Tài chính. 

Phạt tới 10 triệu đồng người mua BH vi phạm luật

Cán bộ, nhân viên của DN BH, đại lý BH hay DN môi giới BH có các hành vi: yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi BH trả thù lao hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền BH, đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi BH, trả tiền BH trái pháp luật. Họ cũng có thể bị phạt 2-5 triệu đồng nếu có hành vi tiết lộ bí mật thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng BH.

Ngoài ra, người mua BH cũng có thể bị phạt tới 10 triệu đồng nếu mua BH của DN BH nuớc ngoài không có trụ sở ở Việt Nam Nam hoặc kinh doanh tại Việt Nam trái pháp luật. Cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền BH có thể bị phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng.

Các mức phạt nhỏ 1,2 đến 5 triệu đồng được áp dụng với những DN vi phạm về quản lý, sử dụng giấy phép thành lập, giấy phép đặt văn phòng đại diện, vi phạm về quản trị, điều hành, kiểm soát (thay đổi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc khi chưa có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

  • Phương Thanh
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chỉ định đầu mối nhập khẩu nhựa là trái qui định (15/10/2003)
Công nghiệp phát triển khó khăn vì chưa có quy hoạch (15/10/2003)
TP.HCM: đề nghị giao hơn 100ha đất để xây nhà bán đấu giá (15/10/2003)
Gần 5 tỷ đồng và 1,1 triệu USD gửi vào ACB trong sáng 15/10 (15/10/2003)
Nông dân ĐBSCL phải "gánh" 14 loại phí và lệ phí (15/10/2003)
Hôm nay (15/10), bắt đầu bán lẻ trái phiếu Chính phủ (15/10/2003)
Phôi thép nhập khẩu tiếp tục tăng giá (15/10/2003)
Đồng ý cho học sinh, sinh viên vay 300.000 đồng/tháng (15/10/2003)
Giá dịch vụ cưới ở TP.HCM tăng mạnh (15/10/2003)
Bãi bỏ lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng (15/10/2003)
Treo thưởng 200 triệu đồng cho người tìm ra đối tượng tung tin (20/10/2003)
Bỏ trống thị trường trong nước DN sống với ai? (15/10/2003)
Kinh doanh điện thoại di động sẽ bị kiểm tra những gì? (15/10/2003)
Hapaco khẳng định không thua lỗ như tin đồn (15/10/2003)
Gấp rút hoàn tất gói thầu số 1 Lọc dầu Dung Quất (15/10/2003)
Tro ve dau trang