Chính phủ ra Nghị quyết:
"Nhất thiết không để xảy ra đầu tư tràn lan, kém hiệu quả"
15:34' 08/10/2003 (GMT+7)

Nợ đọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã  lên đến 11.000 tỷ đồng.

(VietNamNet) - Đánh giá về nền kinh tế hiện nay, Chính phủ thừa nhận rằng, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, chất lượng tăng trưởng và mức tích lũy thấp, chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư bố trí dàn trải, nợ xây dựng cơ bản lớn, ngân sách lãng phí, thất thoát lớn, buôn lậu, trốn thuế ở một số địa phương còn nghiêm trọng... Đây là một nội dung trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9/2003 của Chính phủ.

Những khó khăn nổi cộm hiện nay là thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp do mưa lũ, hạn hán gây ra ở một số địa phương, giải ngân vốn ODA chậm, đầu tư từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước giảm, nợ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách lớn (đến 11.000 tỷ đồng). Mở rộng thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn trong điều kiện rào cản thị trường gia tăng. Sức ép cải thiện môi trường đầu tư tăng lên để cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đặc biệt, giải quyết hậu quả về mặt tài chính của việc đầu tư tràn lan, không có quy hoạch như mía đường... đang là bài toán hóc búa.

Tuy gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta 9 tháng đầu năm vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá 7,1%. Với đà này, GDP cả năm 2003 có thể tăng 7,2%, đạt mức trung bình của mục tiêu tăng 7-7,5%.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ đã đem công tác xây dựng và quản lý quy hoạch ra để bàn sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo Nghị định quản lý công tác này. Đây là lĩnh vực đang có nhiều bức xúc cần được quan tâm xử lý kịp thời. Những yếu kém của công tác quy hoạch dẫn đến những tổn thất lớn cho nền kinh tế mà thể hiện lớn nhất trong quy hoạch đầu tư, xây dựng, nhà đất. Vì vậy, Chính phủ cho rằng, quy hoạch và kế hoạch phải có định hướng rõ ràng, có dự báo dài hạn, đồng bộ; nhất thiết không để xẩy ra tình trạng quy hoạch tự phát hoặc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, không tuân thủ quy hoạch.

Chính phủ nhận xét dự thảo Nghị định về công tác quy hoạch chưa đề cập cụ thể đến từng ngành, lĩnh vực. Do đó, cần hết sức chú ý đến thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, làm rõ trách nhiệm trong quản lý quy hoạch và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy hoạch.

Một vấn đề quan trọng cũng được Chính phủ đưa ra bàn thảo là xây dựng và ban hành Pháp lệnh Dữ trữ quốc gia. Quỹ Dự trữ quốc gia là lực lượng dự trữ chiến lược của Nhà nước, đáp ứng những yêu cầu phòng ngừa, khắc phục hậu quả của thiên tai, địch hoạ, bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sông nhân dân. Tuy vậy công tác quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: các quy định về quản lý giá cả, mua, bán, xuất, nhập hàng dữ trữ quốc gia chưa đầy đủ, tổng mức dữ trữ còn thấp. Dự án Pháp lệnh Dữ trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện.

  • Thanh Minh
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Năm 2004, dự kiến thiếu 5,7 triệu tấn xi măng (08/10/2003)
Tổ chức hội chợ Thương mại tại Phnompenh (08/10/2003)
Vị đắng của mật ong Việt Nam (08/10/2003)
''Cần tận dụng cơ hội tạo “bùng nổ” FDI'' (08/10/2003)
Chỉ dẫn địa lý - thuật ngữ còn "lạ tai" với các nước ASEAN (08/10/2003)
Nhiều nỗi lo lớn đối với khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ (08/10/2003)
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đi đòi thương hiệu cá basa (08/10/2003)
Công nhân các nhà máy đường ở ĐBSCL hoang mang (07/10/2003)
Ưu đãi cho DN đến Đài Loan mua hàng (07/10/2003)
Nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản 11.000 tỷ đồng (07/10/2003)
Lịch tiêu thụ mạnh, giá giảm (07/10/2003)
Nông dân, doanh nghiệp “đón đầu” SEA Games (07/10/2003)
Hà Nội sẽ thử nghiệm truyền hình số mặt đất (07/10/2003)
Thêm 10 tỉnh sẻ gánh nặng với ngân khố quốc gia (07/10/2003)
Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (07/10/2003)
Tro ve dau trang