Xuất khẩu trái cây sang Trung quốc cần được hỗ trợ gấp
11:58' 06/10/2003 (GMT+7)

Từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, có nhiều thay đổi đã làm cho xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc có phần chựng lại

(VietNamNet) - Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), họ đã có nhiều thay đổi về hạn ngạch, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Các thay đổi này đã làm cho việc xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc có phần chựng lại.

Thêm vào đó, mới đây, một hiệp ước thương mại giữa Trung Quốc với Thái Lan được ký kết, 180 mặt hàng, trong đó hầu hết là các loại trái cây nhập vào Trung Quốc, đều không chịu thuế.

Cả hai điều trên gây lo âu lớn cho giới nhà vườn Việt Nam. Cần biết rằng sản lượng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc, riêng tại cửa khẩu Lạng Sơn năm 2001, là trên 92.000 tấn, qua Lào Cai trên 3.100 tấn… Nhưng theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam, việc xuất khẩu này đã giảm trên 30% trong năm 2002. Trước thực trạng không mấy sáng sủa này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit) về những đối sách khả dĩ nhằm tháo gỡ khó khăn trên.

- Lâu nay, Hiệp hội Trái cây Việt Nam  xác định thị trường Trung Quốc là thị trường chính, là thị trường số một, vậy Hiệp hội đã làm gì trước tình hình nêu trên?

- Hiệp hội Trái cây Việt Nam đã đúc kết thành ba vấn đề lớn cần giải quyết để đẩy mạnh tiêu thụ trái cây Việt Nam, đó là: nâng cao chất lượng trái cây, hạ giá thành sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng chiến lược quảng cáo cho trái cây Việt Nam. Không phải bây giờ chúng tôi mới nói, thực ra chúng tôi đã đưa ra ba vấn đề này trong nhiều cuộc hội nghị, hội thảo. Hiện bây giờ, các thành viên Hiệp hội vẫn thực hiện theo kế hoạch Hiệp hội  đã đề ra.

- Các thành viên trong Hiệp hội có xuất khẩu trái cây trực tiếp sang thị trường Trung Quốc?

Không, hầu như không có hội viên nào xuất khẩu trực tiếp trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc. Lâu nay, trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều do thương lái làm. Thương lái không tham gia Hiệp hội. Thương lái hai bên thực hiện thông qua hàng đổi hàng hay tiền đổi tiền tại cửa khẩu, giống như buôn bán ở chợ, không có hợp đồng chính thức.

- Vì sao mình không ký kết hợp đồng với Trung Quốc?

Việt Nam chưa thỏa thuận được với Trung Quốc. Hiện nay mua bán trái cây với Trung Quốc vẫn chưa thanh toán được tiền qua Ngân hàng.

- Hiệp hội có làm được điều đó không?

Hiệp hội không có tư cách. Không nói gì được hết. Hiệp hội không có chức năng bán hàng mà chỉ hỗ trợ thôi. Hiệp hội trái cây hoàn toàn khác với các Hiệp hội khác. Hiệp hội Trái cây đủ các thành phần, có trang trại, hợp tác xã, một số hội viên chế biến... trong khi các hiệp hội khác chỉ tập trung cho một cây. Đồng thời việc ký kết hợp đồng thông qua hiệp ước giữa hai chính phủ rồi phân lại cho các đơn vị trong nước. Về lĩnh vực trái cây, Việt Nam chưa ký kết được hợp đồng với ai.

- Có thể xây dựng mặt hàng trái cây xuất khẩu giống các mặt hàng khác?

Hiệp hội không thể đứng ra giải quyết các vấn đề, chúng tôi chỉ đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương, chính sách... Dù biết rằng Trung Quốc là thị trường chính, nhưng để Nhà nước khai thông mới được. Hiệp hội đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức một Hội nghị liên kết xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc nhưng phải đi khảo sát, muốn khảo sát thì phải có tiền, không có tiền, chấm hết. Về phía Hiệp hội Trái cây làm gì có tiền. Hiệp hội toàn là những cá thể nhỏ, chỉ 50 hội viên thì làm gì được.

  • Nam Anh
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đầu tư khảo sát và thăm dò dầu khí tại Indonesia (06/10/2003)
Khai trương siêu thị trái cây ở TP.HCM (06/10/2003)
Mỗi hécta mía ở Lai Châu lỗ tới 66 triệu đồng (06/10/2003)
Bảo hộ thương hiệu cá basa (06/10/2003)
Có gì đảm bảo cho sự an toàn của công trình? (06/10/2003)
Nhà được giao dịch nhiều hơn đất tại Hà Nội (05/10/2003)
Công ty cổ phần Bông vải Tây Nguyên bán 30% cổ phần cho nông dân (05/10/2003)
Khai thác dòng dầu đầu tiên ở vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia (05/10/2003)
Cần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù của ĐBSCL (04/10/2003)
Thành lập Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (04/10/2003)
Việt Nam cần chỉnh sửa 48 nhóm vấn đề để thu hút đầu tư (03/11/2003)
Philippine chuyển cho Việt Nam hạn ngạch dệt may vào EU (04/10/2003)
VNPT giảm 50% cước trong tuần lẽ viết thư (04/10/2003)
VAMA kiến nghị cấm nhập xe ôtô đã qua sử dụng (03/10/2003)
TP HCM chuẩn bị khởi công hai tuyến tàu điện ngầm (03/10/2003)
Tro ve dau trang