,
221
2123
Vấn đề
vande
/khoahoc/vande/
578238
WHO cảnh báo: các nước nên dự trữ vắc-xin H5N1
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

WHO cảnh báo: các nước nên dự trữ vắc-xin H5N1

Cập nhật lúc 16:41, Thứ Sáu, 18/02/2005 (GMT+7)
,

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã đến lúc Chính phủ các nước nên xem xét việc dự trữ vắc-xin ngừa H5N1 trước khi đại dịch cúm bùng nổ.

Soạn: AM 277595 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thế giới nên dự trữ vắc-xin H5N1 ngay từ bây giờ.

Sự thay đổi trên về chính sách của WHO phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng: đại dịch H5N1 có thể xảy ra và sẽ không đủ thời gian để sản xuất nhiều vắc-xin khi dịch bắt đầu. Trước đây, WHO nói rằng không thể sản xuất vắc-xin khi đại dịch chưa bùng nổ, bởi vì đến lúc đấy mới xác định được chủng virus hoành hành. Klaus Stöhr, Giám đốc Chương trình Cúm của WHO nói: ''Thường thì dự trữ vắc-xin là việc vô ích, bởi chúng ta không biết chủng virus nào sẽ gây ra đại dịch sắp tới''.

Tuy nhiên, thất bại trong việc ngăn chặn dịch cúm gia cầm H5N1 ở châu Á và số người nhiễm bệnh gia tăng đang làm WHO thay đổi quan điểm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vắc-xin dự trữ có thể bảo vệ mọi người ở một mức độ nào đó, ngay cả khi vắc-xin không hoàn toàn khớp với chủng virus gây đại dịch (H5N1 được dùng làm vắc-xin có thể hơi khác so với H5N1 gây đại dịch). Thí nghiệm trên động vật tại Viện nhi St Jude (Mỹ) cho thấy, sau khi phơi nhiễm với các chủng virus tương tự (được tiêm chủng), động vật vẫn bị ốm do nhiễm H5N1. Mặc dù vậy, phơi nhiễm có thể tránh cho động vật khỏi tử vong.

Thông thường, con người phải tiêm hai mũi của cùng một loại vắc-xin thì mới có thể miễn dịch đối với chủng virus họ chưa nhiễm trước đó. Một mũi vắc-xin H5N1 có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do vậy, người tiêm chỉ cần thêm một mũi vắc-xin nữa khi đại dịch bùng nổ. Những bằng chứng trên đã thuyết phục các chuyên gia WHO rằng vắc-xin H5N1 sẽ giúp ích cho con người.

Vấn đề là sản xuất vắc-xin. Mỹ đã ký hợp đồng với các công ty dược để mua 4 triệu liều vắc-xin. Tuần trước, Italia và Pháp cũng cho biết mỗi nước dự định trữ 2 triệu liều. Tuy nhiên, lượng vắc-xin này chỉ dành cho một nhóm nhỏ dân số ở các nước giàu và không tạo ra nhiều thay đổi ở quy mô toàn cầu.

Cho tới nay, Công ty Sanofi-Pasteur của Mỹ mới sản xuất được 50% lượng vắc-xin cúm mà nước này định dự trữ. Công ty Chiron sẽ sản xuất lượng còn lại song phải chờ cho tới khi nhà máy điều chế vắc-xin ở Liverpool (Anh) giải quyết được vấn đề ô nhiễm. Như vậy chỉ còn 2-3 tháng để sản xuất vắc-xin H5N1, ngoài các loại vắc-xin cúm thông thường. Các cuộc thử nghiệm lâm sàng vắc-xin H5 bào chế cho chủng virus đang lây lan ở châu Á sắp sửa được tiến hành ở Mỹ. Canada, Australia và Nhật Bản cũng có kế hoạch tương tự.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng tán thành việc chi tiền để thử nghiệm và dự trữ vắc-xin H5N1. Albert Osterhaus thuộc ĐH Erasmus ở Hà Lan cho rằng, nên chi tiền để dự trữ thuốc chống virus như lời khuyên bấy lâu nay của WHO. Tuy nhiên, khả năng sản xuất thuốc chống virus rất hạn chế, đồng thời chẳng có gì đảm bảo các loại thuốc hiện nay có thể chống được chủng virus gây đại dịch.

  • Minh Sơn (Theo NewScientist) 
,
,