,
221
2123
Vấn đề
vande
/khoahoc/vande/
513324
Vén bức màn bí mật của ngôn ngữ
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Vén bức màn bí mật của ngôn ngữ

Cập nhật lúc 13:51, Thứ Sáu, 17/09/2004 (GMT+7)
,

Một nhóm trẻ khiếm thính người Nicaragua vừa tạo ra cách "trò chuyện" hoàn toàn mới. Điều này giúp cung cấp cho giới ngôn ngữ học cơ hội quý giá để tìm hiểu quá trình hình thành ngôn ngữ cũng như chức năng của não khi học giao tiếp.

Những "nhà ngôn ngữ" khiếm thính

Soạn: AM 142992 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một thành viên nhóm trẻ khiếm thính ở Nicaragua.

Lâu nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn chưa thể nào thống nhất được với nhau xem não có khả năng học bất cứ cấu trúc ngôn ngữ nào mà chúng ta có cơ hội tiếp xúc hay không, hay chỉ được "mặc định" với những quy tắc ngữ pháp mà thôi. Quy tắc của các ngôn ngữ hiện nay về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, điều này có thể là do trong quá trình tiến hóa, các ngôn ngữ đã có tác động qua lại đối với nhau.

Để đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này, giới ngôn ngữ học tìm cách nghiên cứu các ngôn ngữ khi vừa xuất hiện. Chẳng hạn, khi một nhóm người nói các thứ ngôn ngữ khác nhau được tập hợp lại (có thể là khi di cư hoặc bị bắt làm nô lệ), họ nhanh chóng hình thành một thứ "tiếng bồi", và thứ ngôn ngữ này được trau chuốt dần qua thời gian để trở nên hoàn thiện hơn. Nhưng trong những trường hợp như thế, giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các ngôn ngữ đã có sẵn.

Nhóm trẻ khiếm thính Nicaragua là một trường hợp hết sức đặc biệt, vì các em đã tạo ra ngôn ngữ từ "hai bàn tay trắng". Trẻ khiếm thính trên đất nước này sống tương đối biệt lập với nhau, cho đến khi các em được tập trung tại các trường đặc biệt vào cuối những năm 1970 và 1980. Khi đã quen nhau, các em bắt đầu sử dụng cử chỉ để giao tiếp trong lúc rảnh rỗi. Đến tuổi dậy thì, các em vẫn sử dụng những ký hiệu quen thuộc ấy, do vậy nhóm trẻ lớn tuổi nhất dùng những cử chỉ tương đối đơn giản. Trong lúc đấy, các thế hệ ít tuổi hơn tiếp tục sửa đổi, bổ sung, tạo thành một thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới với những quy tắc ngữ pháp riêng.

Ngôn ngữ hình thành như thế nào?

Soạn: AM 142994 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Trẻ khiếm thính tự biết cách hình thành ngôn ngữ, dù chưa bao giờ tiếp xúc với ngôn ngữ.

Ann Senghas là một nhà ngôn ngữ học thuộc ĐH Columbia tại New York (Mỹ), đã từng nghiên cứu "tiếng nói" của nhóm trẻ này từ năm 1990. Bà tin rằng quá trình hình thành thứ ngôn ngữ này sẽ giúp bà nắm bắt được một số bí mật về chức năng hoạt động của não.

Trong công trình mới nhất của mình đăng tải trên tạp chí Science, Senghas đã nghiên cứu một trong những tính năng phổ biến của các ngôn ngữ nói và ký hiệu trên thế giới: thông điệp được ghép lại từ những "mảnh" thông tin nhỏ. Chẳng hạn, nếu nói rằng "bánh xe đang lăn xuống đồi", chúng ta phải sử dụng hai từ khác nhau là "lăn" và "xuống", mặc dù cả hai đều thuộc về cùng một hành động. Điều này giúp chúng ta có một vốn từ vựng linh động, có thể trộn lẫn và ghép với nhau để mô tả các sự kiện khác.

Senghas yêu cầu các em thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau kể một câu chuyện. Bà nhận thấy rằng, trong số trẻ em thuộc "thế hệ thứ hai", những em nào "nói" thứ ngôn ngữ Nicaragua mới hình thành đều có một hệ thống ngôn ngữ giống nhau. Thay vì sử dụng một ký hiệu để diễn tả "lăn xuống" cho tiện, các em lại dùng hai ký hiệu khác nhau. Phát hiện này cho thấy, trẻ em sinh ra đã có khả năng chia tách ngôn ngữ bẩm sinh, và đây là cơ sở giúp giải thích tại sao ngôn ngữ lại dễ nắm bắt đến thế.

Hiện nay, chưa ai biết liệu khả năng phá vỡ khái niệm thành nhiều phần khác nhau là đặc trưng của ngôn ngữ, hay nó còn nằm trong một khả năng lớn hơn có thể áp dụng cho các kỹ năng học hỏi khác. Các nhà ngôn ngữ học cho biết: Ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu là đã khám phá ra quá trình xây dựng ngôn ngữ từ "hai bàn tay trắng" và sự thích nghi với ngôn ngữ đó một cách nhanh chóng của trẻ em. Senghas kết luận: "Chúng ta cứ nghĩ rằng phải mất nhiều năm tiến hóa, nhưng trên thực tế thì "bùm" một cái, một ngôn ngữ mới đã xuất hiện. Thật là kỳ diệu"!

  • Khánh Hà (Tổng hợp)
,
,