,
221
2123
Vấn đề
vande
/khoahoc/vande/
508610
Vắc-xin cúm gia cầm chợ đen, khó diệt tận gốc
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Vắc-xin cúm gia cầm chợ đen, khó diệt tận gốc

Cập nhật lúc 12:30, Thứ Ba, 07/09/2004 (GMT+7)
,

Ngoài nỗ lực kiểm soát cúm gia cầm, Chính phủ Thái Lan cũng bắt đầu chiến dịch trấn áp hoạt động sử dụng vắc-xin cúm gia cầm bất hợp pháp với nhiều vụ bắt giữ lớn vào tháng trước.

Gà chuẩn bị được tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nông dân nước này vẫn đang sử dụng vắc-xin chợ đen nhằm tránh phải giết gà, đẩy Thái Lan vào cuộc tranh cãi liệu có nên cho phép tiêm chủng cho gia cầm hay không.

Đối với Thái Lan, từng là một trong những quốc gia xuất khẩu gia cầm lớn trên thế giới, triển vọng thật ảm đạm. Hơn 300.000 con gà đã bị tiêu huỷ kể từ tháng 7 và cúm gia cầm vẫn lưu hành tại 25 ngôi làng. Đối với nông dân, những người đang cố gắng bảo vệ miếng cơm manh áo, tiêm vắc-xin dường như là một ý tưởng hay. Nó hứa hẹn giữ cho gà khoẻ mạnh không nhiễm bệnh và giảm nhẹ triệu chứng ở những con đã nhiễm virus.

Tuy nhiên, theo Wantanee Kalpravidh, chuyên gia tư vấn cúm gia cầm của Tổ chức Nông Lương thuộc Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Bangkok, việc sử dụng vắc-xin không được kiểm soát có thể gây hại. Gà được tiêm chủng và dường như khoẻ mạnh vẫn có thể nhiễm bệnh và lây truyền virus. Tại những nơi gà được thả tự do gần người và các động vật khác, tiêm vắc-xin bất hợp pháp làm cho thảm hoạ càng tồi tệ. Nông dân không ý thức được nguy cơ này và thật là khó để theo dõi điều gì đang diễn ra.

Vắc-xin chợ đen cũng chứa những virus chưa bị khử hoạt tính đúng cách. IIaria Capua, giám đốc Phòng thí nghiệm của Tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới (OIE) tại Padua (Ý), nói: ''Nông dân không biết họ đang mua cái gì. Dạng virus trong vắc-xin cũng có thể tương tác với mọi dạng virus cúm lây nhiễm tồn tại trong gia cầm, dẫn tới sự ra đời của một dạng virus nguy hiểm hơn. Một nghiên cứu dài hạn về vắc-xin gia cầm tại Mexico gần đây đã chỉ ra bằng chứng này''.

Giết gà là phương pháp dễ dàng hơn và tỏ ra hiệu quả, ít nhất là tại các nước đang phát triển. Khi cúm gia cầm bùng phát tại một trại gà ở bang Texas (Mỹ) vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, toàn bộ khu vực bị cô lập và gà trong đó bị tiêu huỷ. Tới ngày 25/8, nước Mỹ không còn dịch cúm. Các chuyên gia lưu ý rằng vắc-xin có thể ngăn chặn sự lây lan của virus nếu được tiến hành đồng thời với việc giám sát và xét nghiệm chặt chẽ. Tiêm chủng đã thành công ở nhiều vùng của Ý và Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Thái Lan không có đủ nguồn lực để làm điều đó.

Một điểm bất lợi nữa của vắc-xin là tính kinh tế. Theo Alex Thiermann, chủ tịch Uỷ ban Quy tắc Sức khoẻ Động vật của OIE, chừng nào một quốc gia còn tiêm vắc-xin, quốc gia đó sẽ không được phép xuất khẩu. Quy định này sẽ được thay đổi vào tháng 5/2005, trở nên linh hoạt hơn và cho phép các quốc gia đang phát triển như Thái Lan tiếp tục buôn bán động vật trong giai đoạn tiêm vắc-xin an toàn.

Thái Lan đang xem xét nên làm thế nào. Một tiểu ban kỹ thuật đang cân nhắc bằng chứng ủng hộ và chống đối tiêm vắc-xin và sẽ đưa ra quyết định trong vài tuần tới. Trong lúc đó, cảnh sát Thái Lan vẫn tiếp tục triệt phá các quầy hàng cung cấp vắc-xin cho nông dân, đưa ra hình phạt thích đáng. Các nhà chức trách cũng dự định tiến hành một chiến dịch giáo dục nhằm giải thích nguy cơ cũng như lợi ích của vắc-xin. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều đó sẽ không ngăn chặn hoàn toàn việc sử dụng vắc-xin bắt hợp pháp.

  • Minh Sơn (Tổng hợp) 
,
,