Hội nghị phòng chống dịch cúm gia cầm:
Nam Á với nỗi ám ảnh mang tên "H5N1"
01:05' 17/02/2004 (GMT+7)

Hôm nay 16/2, tại New Delhi, Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á, gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Butan và Maldives đã tổ chức một hội nghị bàn về việc ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Tham dự hội nghị còn có đại diện của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chưa một quốc gia Nam Á nào bị ảnh hưởng bởi virus H5N1, chỉ mới có Pakistan xuất hiện dịch cúm gà nhẹ với các dòng virus H7N2 và H9N1. Hầu hết các nước trong khu vực đã cấm nhập khẩu gia cầm từ những nước có dịch. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng virus H5N1 có thể lan tới khu vực đông dân này. Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, hội nghị sẽ bàn về khả năng hợp tác để giải quyết dịch cúm gia cầm khi nó xảy ra.

Bản đồ dịch cúm gia cầm ở châu Á (Nguồn: FAO).

Mặc dù chưa có ca cúm gia cầm nào được thông báo ở Ấn Độ song giá gà tại New Delhi và nhiều khu vực khác đã giảm 30%. Ngành gia cầm nước này thiệt hại hơn 2,2 triệu USD mỗi ngày do nhu cầu gà và trứng gà giảm. Trong khi đó, Hiệp hội Gia cầm Pakistan cho biết ngành gia cầm nước này phải chịu thua lỗ 3 tỷ rupi do sự lây lan của cúm gia cầm. Virus cúm gây tổn thất lớn cho nông dân, đặc biệt là những người nuôi gà quy mô nhỏ. Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Pakistan cho biết nước này cũng không thể xuất khẩu gà.

Các quốc gia khác có H5N1 gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Riêng Đài Loan bị ảnh hưởng bởi dạng cúm gia cầm ôn hoà hơn trong khi dạng H7 bùng phát tại Mỹ và Pakistan.

Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố không còn cúm gia cầm nếu không có trường hợp nào được phát hiện từ nay cho tới thứ tư 18/2. Ở Nhật, cúm gia cầm được phát hiện ở quận Yamaguchi vào giữa tháng 1 và dường như đã được khống chế tại một trang trại duy nhất.

Đã có 43 đợt dịch bùng phát tại 14 trong số 31 tỉnh của Trung Quốc, trong đó 33 đợt đã được khẳng định. Các nhà khoa học nước này vẫn tiếp tục truy tìm nguồn gốc của cúm gia cầm và chú ý tới một khả năng là chim di trú mang theo virus. Có những lo ngại rằng khoảng 300.000 chim di trú có thể lây lan virus khắp miền Bắc.

Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã cam kết tiếp tục cảnh giác cao trong cuộc chiến chống dịch cúm gia cầm, đồng thời kêu gọi dân chúng không nên sợ hãi nếu nhiều đợt dịch nữa được phát hiện. Ông mong đợi Thái Lan sẽ không còn cúm gia cầm vào cuối tháng 2 nhờ có những nỗ lực giết gà hàng loạt (26 triệu con) cũng như giám sát chặt chẽ khu vực có dịch.

Tại Yemen, một lượng lớn gà đã chết tại huyện El-Lehia, tỉnh El-Hadeeda. Người dân địa phương đang lo ngại đó có thể là cúm gia cầm. Tình hình đang được điều tra. Cho tới nay, các nước châu Á có dịch cúm gà đã cho giết hơn 80 triệu gia cầm.

Sau đây là bảng tổng hợp những chiến lược đang được tiến hành để kiểm soát dịch cúm gia cầm:

Quốc gia và lãnh thổ

Biện pháp

Động vật bị nhiễm virus cúm

Hàn Quốc Giết gà, kiểm soát vận chuyển gia cầm, cách ly, kiểm dịch, cấm nhập khẩu gà từ các nước có dịch, giám sát, tẩy uế. Vịt, chim cút, gà thịt
Việt Nam Giết gà, kiểm dịch, giám sát, kiểm soát vận chuyển, bồi thường Gà thịt
Nhật Bản Giết gà, kiểm soát vận chuyển gia cầm, cách ly, kiểm dịch, cấm nhập khẩu gà từ các nước có dịch, giám sát, tẩy uế. Gà đẻ trứng
Đài Loan Giết gà, kiểm dịch, giăng lưới cản chim di cư, cấm nhập khẩu Gà đẻ trứng, gà bản địa, gà lôi, vịt
Thái Lan Giết gà, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia cầm, cách ly, kiểm dịch, giám sát, phân vùng, bồi thường Gà, vịt, hổ, báo, chim bồ câu, gà chọi
Campuchia Giết gà, kiểm soát vận chuyển gia cầm, cách ly, tẩy uế Gà, vịt, thiên nga
Lào  Giết gà, kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch, giám sát, cấm nhập
Trung Quốc  Giết gà, kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch, giám sát chợ, chim di cư, tiêm vắc-xin cho gia cầm, cấm nhập khẩu Gà, vịt, thiên nga
Indonesia  Giết gà, tiêm vắc-xin, khoanh vùng, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, có kế hoạch bồi thường cho nông dân Gà, vịt, chim cút
Mỹ Giết gà, kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch
Pakistan Giết gà, kiểm soát vận chuyển, khoanh vùng, cấm nhập khẩu, kiểm dịch.

Minh Sơn (Tổng hợp)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Crittercam - camera dành cho thế giới sinh vật (12/02/2004)
Từ gà Việt, gà Nhật, ngỗng Trung Quốc: virus có họ với nhau (12/02/2004)
"Làng thận" và những đường dây buôn lậu nội tạng (12/02/2004)
Cúm gà lây lan mạnh ở Lào và Mỹ (11/02/2004)
Chưa phát hiện virus cúm gia cầm ở lợn Việt Nam (07/02/2004)
Trung Quốc thừa nhận: hệ thống kiểm soát bệnh dịch yếu kém! (05/02/2004)
Khi thế giới quay lưng với... con gà Thái Lan (04/02/2004)
Gần 4.000 ca ghép gan từ người cho còn sống (31/01/2004)
Cúm gà bắt nguồn từ Trung Quốc? (29/01/2004)
Pakistan và Bangladesh: lảng vảng bóng cúm gà (28/01/2004)
Thám hiểm đáy đại dương - khát vọng và thử thách (22/01/2004)
Cúm gà châu Á cũng sắp... bước vào năm Khỉ! (21/01/2004)
Trung Quốc: Cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với bệnh cúm gà (20/01/2004)
WHO: Cúm gà ở VN lây lan chủ yếu qua phân chim, gà và thịt không nấu chín (18/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang