Bài học từ châu Âu:
Thể chế hóa việc phòng chống cúm gà
09:54' 14/01/2004 (GMT+7)

 

(VietNamNet)Do tính chất lây lan nhanh chóng của nó, Tổ chức Dịch tễ thế giới (OIE) đã xếp cúm gà gây bệnh cao (HPAI) là bệnh thuộc bảng A. Tham khảo kinh nghiệm của châu Âu trong việc thể chế hóa các biện pháp phòng chống HPAI hẳn sẽ bổ ích cho chúng ta trong bối cảnh hiện nay.

Trong khi sự lây lan từ người này đến người khác của các dòng virus cúm gà đến nay vẫn chưa bao giờ được chứng minh thì sự tiếp xúc trực tiếp với gia cầm vẫn được xem là yếu tố nguy cơ lây bệnh. Năm 1996, virus H7N7 của gia cầm đã được phân lập ở Anh từ mắt bị viêm kết mạc của một người phụ nữ chăn vịt. Tiềm năng nguy cơ đến nhóm người có quan hệ với các ổ dịch cúm gia cầm ở Hà Lan vào ngày 28/2/2003 đã được đánh giá là do virus (tương tự như virus cúm gà H7N7) của ổ dịch. Khi phân tích các gen của virus này, các nhà khoa học kết luận là virus có nguồn gốc từ gia cầm.

Luật của Liên minh châu Âu (EU) về kiểm soát bệnh cúm gà được ban hành theo Chỉ thị số 92/40/EEC của Thị trường chung châu Âu. Theo đó, tất cả những trường hợp nghi ngờ cúm gà phải được điều tra và thực hiện các biện pháp để xác định bệnh HPAI. Giới hạn sự lây lan, các gia cầm bị nhiễm bệnh phải được giết theo cách nhân đạo và được hủy bỏ an toàn. Các thực phẩm dư thừa, phân chuồng và trang thiết bị phải được tiêu hủy hoặc xử lý để làm bất hoạt virus.

 

Biện pháp ngăn ngừa bệnh bằng vệ sinh và chất sát trùng là rất quan trọng. Ngăn ngừa sự lây lan xa hơn của bệnh, các quan chức thú y yêu cầu đặt các bảng cấm vận chuyển gia súc ở những nơi bị ảnh hưởng và tất cả các trại trong bán kính ít nhất 10km xung quanh các vùng đó (còn gọi là vùng điều tra dịch bệnh). Nếu cần thiết, phải dùng biện pháp tiêu hủy toàn bộ cho những trại gà vùng lân cận. Theo luật của Thị trường chung châu Âu, tất cả các bang thành viên có dịch bệnh cúm gà phải có kế hoạch đảm bảo thực hiện ngay các biện pháp trên. Bên cạnh đó, phải đảm bảo thực hiện việc thu thập đầy đủ thông tin bệnh cúm gà giữa những nhà chăn nuôi và sự hợp tác của tất cả những người liên quan trong lĩnh vực gia cầm, và cả các biện pháp sinh học nghiêm ngặt nhất để ngăn ngừa bệnh lây lan.

 

BS. Huỳnh Hữu Thọ (Tổng hợp)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Dịch cúm gà ở Hàn Quốc: Đến hẹn lại “lên”? (09/01/2004)
Thực phẩm biến đổi gene - nên hay không? (02/01/2004)
10 sự kiện CNTT và viễn thông VN 2003 (31/12/2003)
10 sự kiện khoa học tiêu biểu 2003 (31/12/2003)
Bí ẩn của những vòng tròn lạ trên các cánh đồng (30/12/2003)
Anh em nhà Wright và lịch sử hàng không thế giới (15/12/2003)
Bệnh tim và đột quỵ - Hai sát thủ đồng hành (11/12/2003)
Hãy nói không với doping! (04/12/2003)
Đại kiện tướng Kasparov - con người và sự nghiệp (20/11/2003)
Trung Quốc đi vào lịch sử chinh phục vũ trụ (22/10/2003)
Nobel 2003 - một tuần nhìn lại (12/10/2003)
Nobel Y học 2003 (06/10/2003)
Chuột nhân bản đầu tiên chào đời (26/09/2003)
Nhân bản thành công con ngựa đầu tiên trên thế giới (07/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang