,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
805558
Để mất phóng xạ: Bộ Khoa học-Công nghệ nhận thiếu sót
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Để mất phóng xạ: Bộ Khoa học-Công nghệ nhận thiếu sót

Cập nhật lúc 13:47, Thứ Sáu, 09/06/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sau vụ thất thoát phóng xạ, Bộ Khoa học-Công nghệ nhận thiếu sót và ra Chỉ thị tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ.

Chiều 8/6, Viện Công nghệ xạ hiếm (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã bàn giao lại ngôi nhà 628 Bạch Đằng cho gia đình chị Nguyễn Thị Hoa. Như vậy, sau 14 ngày mất nguồn phóng xạ tại Viện Công nghệ Xạ hiếm, các cơ quan chức năng đã giải quyết khá ổn thỏa sự cố trên.

>>Vụ thất thoát phóng xạ: Môi trường đã được tẩy xạ>>

Trả lại môi trường sự an toàn

Chị Hoa, người thu mua phế liệu đã lỡ mua nhầm chất phóng xạ hiện sức khỏe vẫn bình thường

Theo ông Lê Bá Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ Xạ hiếm, nguồn nước và môi trường sống xung quanh khu vực của ngôi nhà đã được kiểm tra và khẳng định không bị nhiễm bẩn phóng xạ. Sức khoẻ của chị Hoa (người mua phế liệu) và người thân trong gia đình vẫn bình thường, theo kết quả kiểm tra ban đầu.

Tuy nhiên, để ổn định tâm lý cho nhân dân trong khu vực, Viện Công nghệ Xạ hiếm cho biết, người dân sống trong khu vực nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cũng được chấp nhận.  Những người này chỉ việc đăng ký với UBND phường mà không cần phải làm bất cứ thủ tục gì khác. Chi phí khám sức khỏe do Viện chịu.

Cùng với việc thông tin qua báo chí về sự cố, hành xử của cơ quan chức năng trong sự việc nói trên hiện đã giải tỏa tâm lý hoang mang lúc đầu của người dân sống trong khu vực.

Trước đó, khi phát hiện chất phóng xạ bị thoát ra ngoài, việc các chuyên viên đến kiểm tra, lấy mẫu và đo đạc độ phóng xạ, đã khiến những người dân sống gần nhà chị Hoa lo lắng, hoang mang...

Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thiếu sót

Mặc dù sự việc đã được giải quyết, nhưng ngày 7/6, trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Khoa học-Công nghệ đã ra thông báo số 1426/TB-BKHCN về việc mất nguồn phóng xạ và biện pháp khắc phục sự cố.

Trong Thông báo trên, Bộ Khoa học và Công nghệ nêu rõ:" (Bộ) nghiêm túc nhận thiếu sót trong trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân khi để xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ nêu trên".

Thông báo của Bộ Khoa học-Công nghệ cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ và phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương đưa toàn bộ số người sống trong ngôi nhà nói trên đi kiểm tra sức khoẻ.

Việc theo dõi và kiểm tra sức khoẻ cho các thành viên gia đình của chị Hoa sẽ được tiếp tục thực hiện định kỳ trong vòng sáu tháng. Đồng thời, Viện Công nghệ Xạ hiếm có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi  phí này.

Nhằm giải tỏa những thắc mắc cho rằng, mưa có thể mang bụi phóng xạ đi xa và gây ảnh hưởng môi trường xung quanh, trong Thông báo của Bộ có nêu rõ, bột phóng xạ rơi vãi trên nền nhà bê tông có mái che và đã được tẩy xạ kịp thời nên không có nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

Ngày 7/6, Thanh Tra Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) vừa quyết định xử phạt 44 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động bức xạ đối với Viện Công nghệ Xạ hiếm.

Ngoài ra, Bộ đã chỉ thị các đơn vị liên quan kiểm điểm rõ trách nhiệm và sẽ xử lý nghiêm khắc đối với Lãnh đạo và cá nhân đã trực tiếp hoặc có liên quan của Viện Công nghệ xạ hiếm và Viện NLNTVN trong việc quản lý nguồn phóng xạ mà đã để xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ nói trên.

Hoạt động bức xạ: Kiểm tra, báo cáo trước ngày 30/9

Dấu hiệu phóng xạ... Theo các qui định chung, các chất phóng xạ phải được dán ký hiệu trên để dễ nhận biết

Theo quy định của giấy phép nguồn phóng xạ, mỗi hộp hoá chất chứa phóng xạ phải có dấu hiệu cảnh báo có hoa thị màu vàng, có chữ bằng tiếng Việt là "PHÓNG XẠ" hoặc chữ tiếng Anh "RADIOACTIVE".

Tuy nhiên, trong sự cố mất nguồn phóng xạ vừa qua, điều khiến người ta ngạc nhiên là hộp sắt chứa nguồn phóng xạ lại không dán dấu hiệu cảnh báo?.

Theo một chuyên gia thuộc Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, rõ ràng, trong thời gian qua đã có hiện tượng cơ sở bức xạ, kể cả các tổ chức nghiên cứu chuyên ngành, chưa thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.

Ngày 7/6, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Chỉ thị số 13/2006/CT-BKHCN ngày 7/6/2006 về việc tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ và an ninh các nguồn phóng xạ.

Trong đó, nội dung chỉ thị nhấn mạnh khâu tổ chức công tác tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về khai báo, đăng ký, cấp phép đối với các tổ chức sử dụng nguồn bức xạ, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án hình thành hệ thống ứng phó quốc gia đối với các tai nạn, sự cố bức xạ, hạt nhân để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt do Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân thực hiện.

Kiểm tra phóng xạ ở ngôi nhà 628, Bạch Đằng,Hà Nội.

Ngoài ra, Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Thanh tra Bộ, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân.

Bộ Khoa học-công nghệ cũng yêu cầu Các cơ sở bức xạ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân; kiểm tra, rà soát quy trình kỹ thuật sử dụng nguồn phóng xạ, có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của nhân viên bức xạ, bảo vệ nguồn phóng xạ và báo cáo kết quả trước ngày 30/9 .

Theo con số thống kê năm 2004 của Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân, trên toàn quốc có 2 nghìn máy X-quang chuẩn đoán bệnh trong y tế, 14 máy xạ trị Coban - 60 (CO - 60), 4 máy gia tốc, 524 nguồn xạ trị áp sát và hơn 300 nguồn phóng xạ sử dụng trong công nghiệp.

  • Ngọc Huyền 

Hộp sắt có chứa phóng xạ bị mất như thế nào?

Bình thường kho chứa nguồn phóng xạ của Viện Công nghệ Xạ hiếm có khoá bảo vệ chắc chắn. Trong tháng 5/2006 vừa qua, Viện Công nghệ Xạ hiếm đã tiến hành sửa chữa kho chứa nguồn, do vậy đã chuyển nguồn sang bên cạnh để dành chỗ thi công. Ngày 26/5/2006, người thợ xây đã đến chèn cửa và đã lấy hộp kim loại có chứa nguồn để chặn và sau đó mang đi bán sắt vụn. Ngày 29/5/2006, Viện Công nghệ Xạ hiếm phát hiện mất nguòn phóng xạ Eu-152 và tiến hành tìm kiếm. Người thợ xây cũng được xét hỏi và thấy sự việc nghiêm trọng đã tự động đến nơi bán để chuộc lại và nói với chị mua sắt vụn là trong đó có bom. Đồng thời, anh cũng không thú nhận ngay với Viện Công nghệ Xạ hiếm.

Vào hồi 10h30 ngày 31/5/2006, Viện Công nghệ Xạ hiếm đã phối hợp với Cục Bảo vệ Anh ninh Kinh tế (A17 Bộ Công an) đã gặp đối tượng lấy cắp đến tự thú và đã biết được địa điểm bán hộp kim loại chứa nguồn tại số nhà 628 đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

,
,