,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
710672
Thủ tướng lắng nghe bức xúc từ giới khoa học
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Thủ tướng lắng nghe bức xúc từ giới khoa học

Cập nhật lúc 12:56, Thứ Bảy, 24/09/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sáng 24/9,  Thủ tướng Phan Văn Khải đã gặp và làm việc với hơn 400 nhà khoa học, đại diện giới khoa học trong nước. Các nhà khoa học đã thẳng thắn trình bày những bức xúc trong hoạt động khoa học-công nghệ (KH&CN) hiện nay... 

Soạn: AM 559639 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thủ tướng Phan Văn Khải (giữa) và các thành viên của Đoàn Chủ tịch.

Một số nhà khoa học cho rằng ngoài sự đam mê, động lực để nhà khoa học cống hiến nhiều hơn cho công việc liên quan nhiều tới thu nhập. Lương của những người làm công tác khoa học-kỹ thuật hiện chỉ đảm bảo 1/3-1/4 chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Chẳng hạn như lương của một nghiên cứu viên như TS Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Trung tâm nuôi trồng và nghiên cứu Hải sản 3 chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng/tháng, kể cả mọi khoản thù lao, không bằng lương của một công nhân xây dựng bậc 3. Nếu không cải tiến cơ chế phân phối thu nhập, các nhà khoa học khó có động lực để làm việc.

Vấn đề thứ hai là kinh phí cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam (hiện vào khoảng 200 triệu USD) lại chưa được sử dụng hiệu quả, đầu tư còn nhiều lãng phí, nhiều đề tài không xuất phát từ thực tiễn. Chẳng hạn 40-50% kinh phí của các đề tài, thậm chí là 70-80%, được sử dụng để bổ sung cho thu nhập của nhà nghiên cứu. Thực trạng này dẫn tới nhiều tiêu cực, đề tài càng lớn thì nhà nghiên cứu được bổ sung thu nhập càng cao. Do vậy, sau khi trừ đi những chi phí này, kinh phí dành cho khoa học thực sự còn chẳng là bao, đấy là chưa kể tới những ''đề tài khoa học'' như đánh số nhà....

Nhiều nhà khoa học cũng bức xúc trước tình trạng chỉ có Nhà nước được quyền sử dụng những kết quả nghiên cứu ứng dụng, không phải nhà khoa học.

Thế nhưng Nhà nước nhiều khi không sử dụng kết quả này hoặc cho không các doanh nghiệp, dẫn tới lãng phí. Chính vì thế mà doanh nghiệp không chịu đầu tư lại cho nghiên cứu, không sẵn sàng bỏ tiền mua công nghệ. Từ đó, các nhà khoa học kiến nghị không nên cho không mà phải để doanh nghiệp bỏ tiền mua sản phẩm công nghệ. Có như vậy mới gắn kết doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường ĐH.

Gần đây, Chính phủ có ban hành nhiều văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KH&CN, chẳng hạn như Nghị định 115/2005/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập, Đề án Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ. Một số đại biểu kiến nghị cần thí điểm ngay ý tưởng doanh nghiệp công nghệ cao để rút kinh nghiệm, nhân rộng.

Một số vấn đề khác được nêu ra trong cuộc gặp mặt là xây dựng khoa học theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng khoa học không thể dàn hàng ngang về chiếc lược mà phải tập trung vào các trung tâm xuất sắc, không nên nêu những trọng điểm khoa học công nghệ chung chung, hiện nay có nhiều lĩnh vực khoa học được ứng dụng trực tiếp trong kinh tế nhưng xã hội VN chưa chú ý tới, nhiều nghiên cứu không được dùng trong nước song lại được nước ngoài trọng dụng, nâng cao chất lượng đào tạo trong nước để có lực lượng khoa học đi vào sản xuất, có kiến thức, có tay nghề...

Thủ tướng sẽ tiếp tục làm việc với các nhà khoa học trong chiều 24/9. Phóng viên VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

  • Minh Sơn

Tin liên quan:

- Phát triển khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu

- Thủ tướng gặp gỡ 400 nhà khoa học


 

,
,