,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
563918
Quan trắc động đất bằng... đĩa mềm, gởi theo đường bưu điện!
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Quan trắc động đất bằng... đĩa mềm, gởi theo đường bưu điện!

Cập nhật lúc 06:48, Thứ Ba, 11/01/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Mặc dù Việt Nam có 26 trạm đo động đất nằm rải rác khắp lãnh thổ, nhưng chỉ 8 trạm có thể truyền trực tiếp thông tin về Viện Vật lý Địa cầu. Theo GS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, với thực trạng này, khó có thể dò động đất và xác định chấn tâm một cách chính xác.

 
Soạn: AM 241385 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

GS Nguyễn Đình Xuyên (trái) và một kỹ sư thuộc Phòng Quan sát Trái đất đang kiểm tra dữ liệu từ 8 trạm Tele được truyền về Viện Vật lý Địa cầu.

Theo GS Xuyên, trong năm 2004, kinh phí hoạt động của trạm quan trắc động đất là 140 triệu đồng, chỉ đủ 30% chi phí thực tế. Kinh phí dành cho các trạm vật lý địa cầu khác là 160 triệu đồng. Chính vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên nhiều khi máy hỏng không có phụ tùng thay thế và phải đợi nhiều tuần mới khắc phục được. Trong khi đó, nguyên tắc hoạt động của trạm địa chấn là không được bỏ theo dõi phút nào. GS Xuyên nói: ''Kinh phí xin cấp của chúng tôi là 1 tỷ đồng nhưng chỉ được duyệt có thế!"

Theo GS Nguyễn Đình Xuyên, Việt Nam cần tổng cộng 50 trạm quan trắcHiện miền Bắc được coi là có đủ trạm (23 trạm), trong khi hệ thống trạm quan trắc ở miền Nam còn mỏng (3 trạm). Do vậy, nếu động đất xảy ra khó có thể dò và đo chính xác tâm chấn. Lẽ ra, các trạm phải có khả năng truyền thông tin trực tiếp về Viện để xử lý. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên hiện chỉ mới có 8 trong tổng số 26 trạm làm được điều đó.

Độ Richter

Ảnh hưởng

<2

Không nhận biết được

2 - 2,9

Không nhận biết song ghi được

3 - 3,9

Nhận biết được song hiếm khi gây thiệt hại.

4 - 4,9

Tiếng nổ, đồ đạc trong nhà rung chuyển, không gây thiệt hại lớn.

5 - 5,9

Gây thiệt hại lớn cho các công trình được xây dựng không vững chắc trên diện tích nhỏ.

6 - 6,9

Thiệt hại lớn với trên diện tích  có đường kính 160km

7 - 7,9

Thiệt hại trên diện rộng hơn

8 - 8,9

Thiệt hại trên diện tích hàng trăm kilomet vuông

>=9

Hiếm khi xảy ra

Với 8 trạm Tele (truyền trực tiếp thông tin về trạm bằng sóng vô tuyến) đóng gần Hà Nội, các chuyên gia thuộc Viện Vật lý Địa cầu có thể biết được động đất xảy ra và xác định vị trí chấn tâm sau vài phút. Ở mỗi trạm, máy cảm biến đặt trên nền đá gốc chuyển rung động cơ học thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện được khuếch đại, số hoá rồi được truyền lên Tam Đảo. Cuối cùng, thông tin được truyền về Viện Vật lý Địa cầu để xử lý.

Do khó khăn về kinh phí nên ngoài 8 trạm quan trắc truyền trực tiếp thông tin như nói trên, các trạm còn lại trong cả nước không thể truyền trực tiếp thông tin về Viện. Dữ liệu của các trạm này được ghi vào... đĩa mềm!  Cứ hai tuần một lần, nhân viên của trạm lại cầm đĩa mềm và ra bưu điện gửi về Viện Vật lý Địa cầu ở Hà Nội.

So với các nước tiên tiến, đây là điều đáng buồn... Bởi lẽ, tất cả trạm đo địa chấn đều truyền dữ liệu về trung tâm qua vệ tinh. Còn ở Trung Quốc và các nước khác, trạm truyền dữ liệu trực tiếp về trung tâm qua đường điện thoại. Đối với những trạm ở gần như 8 trạm Tele ở miền Bắc Việt Nam, có thể sử dụng ăng-ten. Thế nhưng, đối với các trạm ở xa và nằm rải rác trên khắp lãnh thổ, nếu truyền thông tin bằng sóng vô tuyến thì phải xây dựng nhiều trạm ăng-ten, đòi hỏi nhiều tiền đầu tư.

Mặc dù mới có 8 trạm Tele như trên, các chuyên gia thuộc Viện Vật lý Địa cầu vẫn đo được động đất tại Nghệ An và Thanh Hoá. Nỗ lực này rất đáng được ghi nhận. Theo GS Xuyên, dữ liệu báo về Viện cho thấy trận động đất ở Nghệ An kéo dài 8 phút, chấn tiêu nằm ở độ sâu khoảng 13km. Đoàn công tác của Viện do PGS. TS Nguyễn Ngọc Thuỷ dẫn đầu đã tới nơi xảy ra động đất ngày hôm qua 9/1. Đứng ngay trên bờ đứt gãy, họ thấy 4-5 ngôi nhà có mái ngói bị xô với nhiều vết nứt nhỏ và dài trên tường. Một số người dân địa phương cho biết họ thấy mặt đất gợn sóng.

Cũng theo dữ liệu quan trắc của Viện Vật lý Địa cầu, vào lúc 2 giờ 38 phút 34,5 giây ngày 8/1, một trận động đất mạnh 4 độ Richter xảy ra ở xã Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Trận động đất thuộc đứt gãy sông Mã, kéo dài 260 giây. Do cường độ của trận động đất này không mạnh nên Viện không thông báo rộng rãi. Động đất xảy ra ở toạ độ 20,36 độ vĩ bắc và 105,37 độ kinh đông. Theo GS Xuyên, hai trận động đất ở Thanh Hoá và Nghệ An không liên quan tới nhau.

  • Minh Sơn 

,
,