,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
542462
"Nghiên cứu khoa học phải lựa theo cơ chế mà sống"
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

'Nghiên cứu khoa học phải lựa theo cơ chế mà sống'

Cập nhật lúc 15:29, Thứ Ba, 09/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Trao đổi về nội dung bài báo: "Vì sao 162 nhà khoa học "ngâm cứu" tiền tỷ?" với tiến sĩ Nguyễn Văn Tri - Phó chủ nhiệm Uỷ ban KH - CN - MT của Quốc hội. Ông Tri cho rằng, việc này - nếu đúng như VietNamNet phản ánh thì phải xử theo đúng luật KHCN.

Soạn: AM 190993 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Nguyễn Văn Tri.

- Thưa ông, trên VietNamNet vừa có bài báo phản ánh ở trường ĐHBK TP.HCM có tình trạng nhiều năm không quyết toán, nghiệm thu đề tài khoa học; thậm chí có nhiều trường hợp chưa nghiệm thu đề tài cũ đã được liên tục giao tiếp tiền để làm đề tài mới. Vấn đề này có thuộc sự quan tâm, giám sát của UBKH - CN - MT của Quốc hội không?

- Có chứ! Nhưng tại thời điểm này (10h trưa 9/10/2004), tôi cũng chưa đọc bài báo đó. Nhưng nếu thực sự có chuyện như vậy chúng tôi phải quan tâm và phải giám sát, làm rõ nguyên nhân tại sao lại nhiều tiền như vậy lại không được nghiệm thu, không được quyết toán hoặc giao đề tài mà không ứng dụng được. Cái này có thể giám sát và kiến nghị lên Bộ KH-CN để người ta đi kiểm tra, thanh tra và xem xét, xử lý vấn đề cụ thể. Quan điểm của tôi là phải xử theo đúng Luật KHCN.

Không quyết toán được mà vẫn nhận đề tài mới thì tôi cho rằng như vậy là vi phạm nguyên tắc, cần phải được kiểm tra. Cả cơ quan quản lý khoa học, cả cơ quan giám sát cần phải có sự kiểm tra.

 - Thưa ông, trong Luật KH - CN có nói rõ về trách nhiệm của hai phía giao và nhận đề tài nghiên cứu khoa học như thế nào không?

- Luật có quy định việc chọn đề tài là phải nhằm đề phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Có nghĩa là đề tài cấp cho anh có đúng không? Thứ 2 anh là chọn người nghiên cứu có đúng không - ai là người có năng lực tổ chức nghiên cứu đề tài ấy? Thứ 3 là trách nhiệm của anh để thực hiện mục tiêu mà đề tài đó đề ra không? Thứ tư là Ngân sách Nhà nước giao cho anh đầu tư cho khoa học thì phải được nghiệm thu - nghiệm thu cả về nội dung của đề tài và cả việc quyết toán về kinh phí. Nơi nào không làm đúng như vậy là vi phạm pháp luật.

Người ta đã có quy định về việc này trong những điều khoản cụ thể của Luật KH -CN. Ai làm sai thì phải dựa vào Luật để xử lý.

- Dư luận đã từng lên tiếng về việc có nhiều đề tài khoa học tốn tiền Nhà nước nhưng không ứng dụng được vào cuộc sống?

- Kết quả nghiên cứu khoa học muốn hay không thì phải được sự thẩm định của hội đồng có năng lực và không nhất thiết là đề tài khoa học nào cũng đem ra ứng dụng trong cuộc sống. Cũng có những nghiên cứu khoa học để chỉ ra rằng: việc này, việc kia không nên triển khai. Đó cũng là kết quả nghiên cứu. Hiểu thế nào là kết quả NCKH? Là kết quả nghiên cứu được xã hội, được nhân dân ứng dụng vào cuộc sống - nghe theo. Việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học là phải do các cơ quan, các hội đồng thẩm định có uy tín. Người ta phải có trách nhiệm nghiệm thu đề tài theo phương diện đánh giá chất lượng nghiên cứu còn việc chi tiêu tài chính là phải đúng theo luật, theo nguyên tắc. Chúng ta đã có chế tài quản lý tài chính về vấn đề này rồi.

- Thế nhưng các đề tài khoa học mà VietNamNet vừa đề cập trong bài báo có kêu: "Quyết toán chậm vì thủ tục... lằng nhằng quá"?

- Thì cơ chế quản lý tài chính của ta cũng còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm, phải chỉnh lý cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhất là trong điều kiện chúng ta đang phát triển thị trường công nghệ thì phải có cơ chế năng động, linh hoạt hơn để vẫn quản lý chặt chẽ nhưng lại tạo điều kiện để thanh quyết toán dễ dàng

- Là một nhà khoa học, là  Phó chủ nhiệm Uỷ ban KHCN - MT của Quốc hội, là một trong những người có trách nhiệm có giám sát về lĩnh vực này, ông có thấy ở ta có tình trạng việc xé lẻ nguồn kinh phí nghiên cứu cho quá nhiều đề tài khoa học theo cách bình quân chủ nghĩa mà tính ứng dụng rất thấp không? Khi giao đề tài, chúng ta đã chú ý đến tính ứng dụng chưa?

- Tôi không nghĩ là khi giao nhiệm vụ khoa học lại không có quan tâm việc này. Mà ở chỗ này có mấy lẽ: thứ nhất là việc lựa chọn đội ngũ nghiên cứu khoa học... thứ 2 là có cả phần thiếu trách nhiệm của người nghiên cứu khoa học cho rằng đó là ngân sách Nhà nước nên không được quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ, hoặc là làm không đến nơi đến chốn. Thứ 3 là có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thành công nhưng anh mới chỉ chú trọng cho phần nghiên cứu chưa chú trọng phần triển khai kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.

- Với chức năng giám sát thì UBKHCNMT của QH đã quan tâm đến vấn đề này chưa?

- Những năm gần đây có chú trọng đến việc giám sát các hoạt động khoa học, chủ yếu các vấn đề lớn, cơ bản thì thấy sự đóng góp của nghiên cứu khoa học cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là không thể phủ nhận được. Còn lại, Quốc hội không đi kiểm tra được đề tài, nhiệm vụ cụ thể nhưng cũng thấy một thực trạng là lâu nay có những đề tài rất tốt nhưng đang bỏ tủ, đang nằm trong ngăn kéo, có thể đã có những kết luận rất tốt sự triển khai ra cuộc sống chưa tốt. Có thể quyết toán được nhưng không ứng dụng được.

Theo tôi có một nguyên nhân căn bản để có tình trạng này là ở ta, thị trường khoa học chưa phát triển nên nhiều nhà khoa học còn dựa vào bao cấp, vào cơ chế hành chính và ỷ lại.

- Cách đây mấy năm, trên diễn đàn của một tờ báo đã từng đề nghị: trừ những đề tài lớn cấp quốc gia, còn lại thì nên giao đề tài nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội? Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

- Tôi cho rằng đấy là ý kiến mà chúng ta nên nghiên cứu. Tôi vừa có bài viết sau chuyến đi nghiên cứu thực tế ở Đức, tôi có nêu kinh nghiệm về thì thấy là:

Đặt hàng của Nhà nước, thấy lĩnh vực nào cần thì giao nhiệm vụ;- Từ cuộc sống thực tiễn, từ nhu cầu của nhân dân, của doanh nghiệp, của các địa phương, người ta cần giải đáp một vấn đề gì của khoa học thì thông qua cơ quan quản lý khoa học mà đặt hàng với các nhà khoa học; Các nhà khoa học dự báo được những vấn đề gì có thể nghiên cứu, xem người ta có thể làm gì được vào sự nghiệp chung thì đề xuất, lúc đó các cơ quan quản lý khoa học xem xét đề xuất đó có phù hợp với nhu cầu cuộc sống không. Có phù hợp với nhu cầu bức xúc của cuộc sống không?

Không phải nghiên cứu khoa học là chia bình quân đầu người, kiểu hành chính không đảm bảo được yêu cầu của Đảng và Nhà nước đặt ra cho khoa học công nghệ.

- Ông có thấy ở chúng ta hiện nay đang chia theo kiểu như vậy không?

- Có, có tình trạng đó!

  • Lương Thị Bích Ngọc thực hiện
,
,