,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
531504
Huy động sinh viên dạy học cho trẻ lang thang
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Huy động sinh viên dạy học cho trẻ lang thang

Cập nhật lúc 23:42, Thứ Hai, 11/10/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Chỉ số trẻ em lang thang cơ nhỡ tại TP.HCM trong khoảng 10 năm trở lại đây trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 500 em. Đến nay, TP.HCM có khoảng 8.500 trẻ lang thang. Đó là kết quả khảo sát gần đây của Sở Lao động thương binh xã hội cùng Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em... 

Soạn: AM 168317 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Trẻ đường phố trong một lớp học tình thương.

Chiều ngày 11/10, tại Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, Thạc sỹ Võ Trung Tâm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) TP.HCM đã nêu ra thực trạng trên. Theo điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu, đa phần trẻ lang thang đường phố có độ tuổi từ 12-15 tuổi. Phần lớn, đây là những trẻ sinh ra trong những gia đình thiếu may mắn, cha mẹ không hoà thuận, gia đình mâu thuẫn... Các em phải ra đời và tự bươn chải sớm để nuôi bản thân với nhiều nghề khác nhau: đánh giày, mì gõ, bán hàng rong, bán vé số, bán tranh ảnh, nhặt phế liệu... Trong đó, có khoảng hơn 10.000 trẻ bị lạm dụng sức lao động. Đa số những đứa trẻ này phải làm việc từ 8-10 giờ/ngày. Ngoài ra, một bộ phận trẻ lang thang đường phố còn hành nghề ăn xin, ăn cắp vặt hoặc móc túi. Đây là nhóm trẻ có nguy cơ hư hỏng và tạo ra nhiều tệ nạn xã hội. Thiếu sự đùm bọc của gia đình, các em sống trong điều kiện không an toàn, đa phần thất học, ngoài làm việc, các em hầu như không có vui chơi, giải trí. Khi được hỏi, hầu hết các em đều có ước mơ khá đơn giản: được học để biết chữ, và học nghề để nuôi sống bản thân.

TS Nguyễn Minh Hoà, thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài đã đề xuất ý kiến bổ sung giải pháp để giải quyết tình trạng trên. Đó là huy động sinh viên trên địa bàn TP tham gia giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Theo đề xuất, mỗi sinh viên phụ trách một nhóm trẻ từ 15-20 em, và được trả thù lao hàng tháng từ 300.000-400.000 đồng. Như vậy các trẻ lang thang sẽ có điều kiện học thường xuyên.

Đối với trẻ bỏ nhà đi bụi, cần phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng và công an địa phương để đưa trẻ về với gia đình. Ngoài ra, các vấn đề như làm giấy khai sinh cho trẻ, khuyến khích dạy nghề, ưu đãi cho các nhà đầu tư bỏ vốn và tạo điều kiện làm việc cho trẻ vị thành viên cũng được đề xuất.

Được biết, đến nay, Sở LĐTB-XH TP.HCM có 6 trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em lang thang cơ nhỡ. TP có 34 mái ấm nhà mở, 21 cơ sở lớp học tình thương. Tuy nhiên trước việc trẻ lang thang từ các tỉnh đổ về ngày càng đông, các cơ sở này đã dần trở nên quá tải. Đề tài nghiên cứu nói trên đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại khá. Kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài sẽ được chuyển giao cho Sở LĐ-TBXH TP.HCM ứng dụng trong thời gian tới.

  •  Phan Thu Thảo
,
,