,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
517680
TP.HCM, từ năm 2005: Rác sẽ thành tiền?
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,
Điểm tin khoa học-kỹ thuật 25/9/2004

TP.HCM, từ năm 2005: Rác sẽ thành tiền?

Cập nhật lúc 00:46, Chủ Nhật, 26/09/2004 (GMT+7)
,

Một trong các tin nổi bật trên các báo xuất bản ngày 25/9: Trong khi Việt Nam vẫn loay hoay giải bài toán xử lý rác, nhiều nước đã biến rác đô thị thành tiền và xem chúng như một nguồn tài nguyên... 

Làm rõ các vấn đề nhằm phát triển thị trường công nghệ Việt Nam

Ngày 23/9, tại Hà Nội, Hội đồng Chính sách Khoa học-Công nghệ (KH-CN) quốc gia đã họp phiên thứ năm, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đến dự và phát biểu chỉ đạo trong buổi khai mạc.

Đề án ''Phát triển thị trường công nghệ Việt Nam - Giai đoạn 2005-2010'' (dự thảo, do Bộ KH-CN chủ trì soạn thảo) là một trong hai nội dung được 31 ủy  viên Hội đồng tập trung thảo luận tại phiên họp này.

Trong các ngày làm việc (23 và 24/9), Hội đồng Chính sách KH-CN Quốc gia dành hơn một nửa thời gian cho việc phản biện và thảo luận đề án này. Trong đó, ngoài việc đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của đề án này, các uỷ viên góp ý cụ thể từng phần cho đề án. Ba vấn đề được Hội đồng thảo luận nhiều nhất: khả năng ''cung-cầu'' của các ngành KH-CN Việt Nam hiện tại, môi trường pháp lý và mô hình hoạt động cho thị trường công nghệ Việt Nam trong tương lai. (Theo Sài Gòn Giải Phóng)

TP.HCM, từ năm 2005: Rác sẽ thành tiền?

Ở nhiều nước đã biến rác đô thị thành tiền và xem chúng như là một nguồn tài nguyên. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn loay hoay tìm lời giải cho bài toán xử lý rác đô thị.

Soạn: AM 151310 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
TS Nguyễn Trung Việt: Có thể thu được rất nhiều tiền từ rác thải, thay vì như hiện nay phải bỏ ra tiền tỷ để xử lý rác thải đô thị.

TS Nguyễn Trung Việt, trưởng Phòng Quản lý Chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhìn nhận:

- Cho đến nay, công nghệ duy nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn đô thị của TP.HCM là chôn lấp. Hàng năm, Thành phố phải chi hàng trăm tỷ đồng để vận hành bãi chôn lấp (đổ rác, lấp đất, đầm nén, xử lý mùi, xử lý nước rỉ rác). Bỏ phí nhiều diện tích đất rộng lớn do quá trình phân hủy các chất hữu cơ và quá trình sụt lún xảy ra trong nhiều năm, không thể sử dụng bãi chôn lấp vào mục đích xây dựng.

Đặc biệt là bỏ phí nhiều nguồn nguyên liệu có giá trị trong chất thải rắn, nhất là chất hữu cơ. Vì vậy, theo tôi, việc tìm kiếm các công nghệ mới, thích hợp với điều kiện kỹ thuật-công nghệ, hoàn cảnh kinh tế và xã hội của TP.HCM, nhằm giải quyết triệt để các nhược điểm của công nghệ xử lý chất thải rắn hiện tại và xây dựng khu liên hợp công nghiệp sinh thái quản lý chất thải rắn đô thị là rất cần thiết và cấp bách.

- Ông vừa nói ta đang “bỏ phí nhiều nguồn nguyên liệu có giá trị trong chất thải rắn”. Nghĩa là rác là tài nguyên chứ không phải vấn nạn...?

- Theo quan điểm môi trường, sinh thái học, kinh tế chất thải và phát triển bền vững, rác không còn là chất thải nữa mà là nguồn tài nguyên và là nguồn kinh tế có tính ổn định khá cao. Ví dụ, với thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong chất thải rắn có thể dùng công nghệ sinh học kỵ khí để thu khí có nồng độ metan khá cao; thu sản phẩm CO2; sản xuất được điện; thu H2O cung cấp cho nông nghiệp... Thành phần thứ hai là hữu cơ khó phân hủy sinh học, thường là polymer có nhiệt lượng rất cao. Do đặc điểm này, có thể dùng chúng để đốt thu các loại khí và cung cấp nhiệt để phát điện...

Tóm lại, chúng ta có thể thu được rất nhiều tiền từ rác thải, thay vì như hiện nay phải bỏ ra tiền tỷ để xử lý rác thải đô thị mà vẫn không giải quyết được vấn đề một cách căn cơ.

- Và ngay tại TP.HCM cũng có thể thu được rất nhiều tiền từ rác?

- Theo tính toán sơ bộ, với khối lượng chất thải rắn đô thị đã và sẽ được chôn lấp (3.000-3.500 tấn/ngày), bãi chôn lấp Phước Hiệp 1 và 2 tại Củ Chi (TP.HCM) sẽ tạo thành khoảng 450.000-525.000m3 khí/ngày đêm, lượng carbon có thể bán được theo chương trình tín dụng carbon CDM khoảng 17,64 triệu tấn (tương đương 70,56 triệu USD với giá thấp nhất là 4 USD/tấn carbon quy đổi); phát được 4.389.396MWh điện (tương đương 4.389 tỷ đồng với giá bán điện là 1.000đ/kWh).

Ngoài ra, còn nhiều lợi ích khác như sử dụng sản phẩm phân hủy sinh học làm phân hữu cơ, kéo dài thời gian hoạt động của bãi chôn lấp, cung cấp nhiên liệu có nhiệt lượng cao cho lò đốt... Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ dùng công nghệ nào để có thể biến rác thành tiền.

- Và TP.HCM dự định sẽ sử dụng công nghệ nào?

Soạn: AM 151314 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Khi công nghệ mới được áp dụng, rác ở TP.HCM sẽ trở nên hữu ích

- Hiện Thành phố đã xây dựng xong đề cương khu liên hiệp công nghiệp sinh thái để tái sinh, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải đô thị. Trong khi đó, Thành phố cũng đã tìm được công nghệ mới có tên là SmartSoil của Canada, có thể đẩy nhanh tốc độ phân hủy các chất thải trong bãi chôn lấp làm khí sinh ra ổn định hơn, nhanh hơn và chất lượng của khí tốt hơn.

Theo tính toán ban đầu, với 20 ô của bãi chôn lấp Phước Hiệp 2, số vốn đầu tư xây dựng hệ thống thu khí theo công nghệ SmartSoil là 20 triệu USD và số vốn đầu tư trang bị máy phát điện sử dụng khí bãi chôn lấp là 22,4 triệu USD. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 40-50 triệu USD. Tuy nhiên, với công nghệ trên, không cần thiết phải xây dựng ngay 20 ô chôn rác mà có thể xây dựng các ô chôn rác liên tiếp theo mỗi năm. Ngoài ra, công nghệ SmartSoil cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác, như xử lý chất thải nguy hại trong bùn, làm khô bùn, sản xuất phân compost...

- Nhưng với số vốn đầu tư lớn như thế, liệu dự án có gặp phải khó khăn về tài chính?

- Công ty Genephi Energy (Cannada) sẽ đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng hệ thống thu khí bãi chôn lấp bằng công nghệ SmartSoil và sử dụng lượng khí thu được này để phát điện bán cho Công ty Điện lực 2 - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN).

Công ty Genephi Energy cũng xem xét khả năng tạm ứng vốn để xây dựng các ô chôn lấp của bãi chôn lấp Phước Hiệp 2 (khoảng 30 tỷ đồng/ô chôn lấp) và số tiền này được hoàn lại sau khi phát điện hoặc thu được từ quỹ tín dụng carbon. Đặc biệt, Công ty Genephi sẽ trả tiền khai thác khí bãi chôn lấp cho TP.HCM là 1 cent/m3. Như vậy, chỉ riêng bãi chôn lấp Phước Hiệp 1 và 2 có thể thu được 25 triệu USD.

- Khi nào dự án “biến rác thành tiền” đầu tiên này mới được triển khai?

- Nếu không có gì thay đổi, đầu năm 2005 sẽ triển khai công nghệ SmartSoil tại TP.HCM.

(Theo Tuổi Trẻ) 

,
,